Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   PHÂN TÍCH KỸ THUẬT - TECHNOLOGICAL ANALYSIS (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=57)
-   -   Kỹ thuật chuẩn độ (các phương pháp phân tích Hoá học) (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=13491)

gaumit 04-03-2010 11:44 PM

[QUOTE=analytic;56381]có bác nào biết các số liệu hàm lượng tiêu chuẩn khi phân tích các chỉ tiêu trong nước ko .cho e xin với[/QUOTE]
cái này có hướng dẫn chi tiết trong TCVN đó bạn.
TCVN 5502
các chỉ tiêu cơ bản như:
- Màu sắc,
- Mùi, vị,
- Độ đục,
- pH
- Độ cứng, tính theo CaCO3
- Hàm lượng oxy hòa tan, tính theo oxy
- Tổng chất rắn hoà tan
- Hàm lượng amoniac, tính theo nitơ
- Hàm lượng asen
- Hàm lượng antimon
- Hàm lượng clorua
- Hàm lượng chì
- Hàm lượng crom
- Hàm lượng đồng
- Hàm lượng florua
- Hàm lượng kẽm
- Hàm lượng hydro sunfua
- Hàm lượng mangan
- Hàm lượng nhôm
- Hàm lượng nitrat, tính theo nitơ
- Hàm lượng nitrit, tính theo nitơ
- Hàm lượng sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)
- Hàm lượng thủy ngân
- Hàm lượng xyanua
- Chất hoạt động bề mặt, tính theo Linear Ankyl benzen Sufonat (LAS)
- Benzen
- Phenol và dẫn xuất của phenol
- Dầu mỏ và các hợp chất dầu mỏ
- Hàm lượng thuốc trừ sâu lân hữu cơ
- Hàm lượng thuốc trừ sâu clo hữu cơ
- Colifom tổng số (2)
- E.Coli và coliform chịu nhiệt
Trong đó người ta quy định cụ thể hàm lượng của từng loại chất được phép có mặt tối đa là bao nhiêu.

Thuy Mien 04-05-2010 05:55 PM

Các bạn ơi phương pháp này thay NH2OH bằng SnCl2 đc không vậy? SnCl2 ảnh hưởng như thế nào dến phép đo quang? ta có thể loại SnCl2 bẳng Hg1+ mà?

Hồ Sỹ Phúc 04-06-2010 07:56 PM

Bài này tôi nghĩ có thể chuẩn độ bằng HCl, tương tự NaOH + Na2CO3 thôi.
Điểm tương đương 1 có pH là pH của dung dịch NaAlO2 (tính cái này có khó k? Hehe)
Cho biết nè:
Al(OH)3 + OH- -> AlO2- + 2H2O K =40
Al(OH)3 -> Al3+ + 3OH- Ks = 10^-32

cymad 04-09-2010 10:57 PM

Các phương pháp thực hành phân tích nước
 
Các kiến thức phân tích hóa lý mẫu nước: [URL]http://www.mediafire.com/?quj5m2yhgm2[/URL]

Hồ Sỹ Phúc 04-11-2010 03:56 AM

[quote=trieuvanbinh;55738]hôm vừa rồi mình có mua 1lọ ETOO về theo thầy giáo bảo trộn với muối là nó tự hoá lỏng nhưng mình trộn đã mấy ngày rồi mà vẫn chẳng có chuyển biến gì ai biết làm thế nào chỉ giáo hộ mình cái. Thanks trước nhé :)[/quote]
Thú vị quá! Bạn đang học ở đâu vậy? Bạn mua ETOO về làm gì? Trong miền Nam gọi ETOO là NET đó bạn (Erio Crom đen T).
Đúng là bạn như một con nai ngơ ngác, thầy giáo nói vậy mà bạn cũng tin. Thuốc thẻ ETOO (hay NET) thường dùng ở dạng rắn, để tiết kiệm và để tránh cho quá nhiều k tốt cho phép chuẩn độ người ta thường trộn với NaCl hoặc đường (là những "chất trơ" với sự tạo phức), tuy nhiên nếu chuẩn độ Ag+ thì đừng trộn với NaCl nhé (may mà chuẩn độ Ag+ chủ yếu là chuẩn độ kết tủa, chứ k phải tạo phức)
Nhưng nếu bạn muốn dùng nó ở dạng dung dịch thì bạn có thể pha như sau: "Cân 0,1gam ETOO, cho vào 10ml đệm amoni có tổng nồng độ các dạng amoni là 2M ở pH =9,0 - 10,0. Thêm nước đến 100ml (dung dịch 0,1%)". Dung dịch nên dùng trong ngày. Nếu bạn muốn dùng lâu hơn thì nên pha trong 0,1gam ETOO trong 100ml dung dịch đệm trên.
Ok?
Mong được trao đổi thêm!

khovingu 04-11-2010 04:34 PM

Vì sao H2S04 được gọi là Monohjdrat
 
Hôm nay có người bạn em gọi điện hỏi vì sao h2s04 được gọi là Monohjdrat em không chuyên nghành về hóa khôn biết chả lời sao nữa. Các anh trong forum có ai biết vì sao không chia sẻ em ít kiến thức vì sao lại thế

Hồ Sỹ Phúc 04-11-2010 05:24 PM

1 Attachment(s)
Có lẽ bạn của bạn chưa hiểu hết vấn đề. Thực ra chỉ có H2SO4.H2O mới gọi là monohiđrat thôi. Ngoài ra còn nhiều dạng H2SO4.nH2O nữa và cả H2SO4.nSO3 (Ôleum) nữa.
Bạn đọc cái file đính kèm này nhé!
Thân!

Hồ Sỹ Phúc 04-11-2010 10:38 PM

[quote=Thuy Mien;56750]Các bạn ơi phương pháp này thay NH2OH bằng SnCl2 đc không vậy? SnCl2 ảnh hưởng như thế nào dến phép đo quang? ta có thể loại SnCl2 bẳng Hg1+ mà?[/quote]
SnCl2 có thể dùng đươc nhưng nó chỉ dùng khi lượng Fe lớn (thích hợp cho pp chuẩn độ oxi hóa khử bằng KMnO4 hoặc K2Cr2O7 thui bạn ơi).
Còn pp trắc quang thì không được đâu, vì có tạo kết tủa nè, có Sn2+ và nữa nè... Vì vậy tốt nhất là dùng "chất trơ" với phức chất như NH2OH.Cl.
Thân!

maicuc 04-12-2010 03:13 PM

chuẩn độ dung dịch
 
chuẩn độ dung dịch muối natri cacbobat ta tiến hành như sau:
- cho 10.0ml dung dịch muối cần chuẩn độ vào erlen +2 giọt phenolphlatein
-cho dung dịch HCl vào buret, nhỏ từ từ từng giọt HCl xuống erlen cho tới khi mất màu hồng và màu hồng không xuất hiện lại trong vòng 20s.
- tiếp tục cho vào erlen 2 giọt metyl da cam, lắc đều cho đến khi dung dịch đổi màu.
-ghi nhận thể tich HCl, suy ra nồng độ đuơng luợng gam (N) của natri cacbobat. biết nồng độ N của HCl là 0.1N
đây là bài thí nghiệm hóa đại cương, câu hỏi đặt ra là: tại sao ta không chuẩn độ một lần chỉ bằng phanolphlatein mà phải chuẩn độ đến hai lần, dùng thêm chất chỉ thị màu metyl da cam? dùng như vậy đẻ làm gì?

tieulam85 04-12-2010 07:11 PM

[QUOTE=maicuc;57226]chuẩn độ dung dịch muối natri cacbobat ta tiến hành như sau:
- cho 10.0ml dung dịch muối cần chuẩn độ vào erlen +2 giọt phenolphlatein
-cho dung dịch HCl vào buret, nhỏ từ từ từng giọt HCl xuống erlen cho tới khi mất màu hồng và màu hồng không xuất hiện lại trong vòng 20s.
- tiếp tục cho vào erlen 2 giọt metyl da cam, lắc đều cho đến khi dung dịch đổi màu.
-ghi nhận thể tich HCl, suy ra nồng độ đuơng luợng gam (N) của natri cacbobat. biết nồng độ N của HCl là 0.1N
đây là bài thí nghiệm hóa đại cương, câu hỏi đặt ra là: tại sao ta không chuẩn độ một lần chỉ bằng phanolphlatein mà phải chuẩn độ đến hai lần, dùng thêm chất chỉ thị màu metyl da cam? dùng như vậy đẻ làm gì?[/QUOTE]

Chào bạn maicuc,

Cacbonat là bazo hai nấc, chuẩn lần đầu dùng pp làm chỉ thị để nhận biết điểm tương đương khi CO3 2- chuyển hết thành HCO3-, lần hai dùng metyl da cam làm chỉ thị để nhận biết điểm tương đương khi HCO3- chuyển hết thành CO2 và H2O.

Đây là bài thực hành nên mẫu phân tích chỉ chứa muối cacbonat, do đó thể tích HCl chuẩn lần một và lần hai sẽ giống nhau, bạn có thể chỉ dùng thể tích của HCl lần đầu để tính nồng độ muối cacbonat.

Nhưng nếu mẫu của bạn chứa đồng thời NaOH và Na2CO3 thì sao? Lần đầu dùng pp làm chỉ thị, bạn chuẩn OH- và CO3 2- về HCO3-. Nếu dừng chuẩn độ tại đây bạn không thể tính được nồng độ OH- và CO3 2-. Bạn phải chuẩn tiếp HCO3- về CO2 và H2O, từ đó mới tính được nồng độ từng ion.

Nhiều trường hợp để có thể dùng phương pháp chuẩn độ đa bazo, bạn phải thêm NaOH vào mẫu, nên việc chuẩn độ cả 2 nấc là rất cần thiết.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:27 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !