Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=66)
-   -   Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=7885)

vuthanh 06-09-2010 05:55 PM

[QUOTE=Ngài Bean;62272]Cháu này làm thế là giỏi rồi mà, kêu khó gì nữa! Đúng 3 câu rồi.
Câu 1: Nếu tính toán thì khó, nhưng nếu bằng tư duy các bạn có thể dễ dàng xác định được đáp án dễ dàng.[/QUOTE]

câu này có thể làm như sau:
ví hai chất hơn nhau 45 đvC nên gọi CT chung là C6H(6-x)(NO2)x
C6H(6-x)(NO2)x-->x/2N2
0.14/x----------------0.07
=>72+6-x+44x=705x/7
=>x=1.35
vậy CT của hai chất là C6H5NO2 và C6H4(NO2)2
vậy đáp án là [B]A[/B]

vuthanh 06-09-2010 06:41 PM

[QUOTE=Prayer;62258]Các anh chị giúp em cách giải bài này với ạ:
[B]Cho 5,688 gam cao su Buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 gam Brom trong CCl4. Hỏi tỉ lệ mắt xích butadien và stiren trong cao su Buna là bao nhiêu?[/B][/QUOTE]

ta có thêt viết CT của cao su Buna-S dạng (C4H6)n(C8H8)m
nBr2=0.0216375=>n cao su=0.0216375/n
=>54n+104m=263n
=>104m=209n
=>n:m=1:2(lấy gần đúng)
mong các bạn góp ý nhé.

hbinh_ge 06-09-2010 06:55 PM

bài 1: hỗn hợp khí X gồm H2,CO,C4H10.Để đốt cháy hết 17,92lit X cầm 76,16lit O2.Thành phần % thể tích C4H10 trong X là :
A.62,5
B.54,4
C.48,7
D.45,2
bai2: Crackinh 1 ankan thu dc hỗn hoẹp khí có tỉ khối hơi so với H2=19,565.hiệu suất của phản ứng bang 84%.ankan đã cho là:
A.butan
B.isobutan
C.pentan
D.propan
bai3: 1 hỗn howp X gồm H2 và N2.Tiến hành phản úng tổng hợp NH3 từ hỗn hợp X thu duoc hỗn howp Y. biet khối lượng trung bình của X và Y llaanf lượt là 7,2 và 7,826.hiệu suất tổng hợp NH3 là:
A.60,6%
B.17,39%
C.25%
D.20%

Hồ Sỹ Phúc 06-09-2010 08:52 PM

[quote=hoang tu hoa;62283]1)a
4b
5c
2c[/quote]
Bạn đang làm đề nào đấy? nếu đề của tôi thì bạn đúng được 2 câu đó. Hihi

kuteboy109 06-09-2010 09:00 PM

Bài của Mr.Bean đã giải hết rồi nhưng chưa sửa, đây là đáp án của em ( Không biết forum bị lỗi gì mà nửa tiếng đồng hồ mới post được bài):
1A, 2C, 3D, 4C, 5A

nguyenquocbao1994 06-10-2010 01:00 AM

Anh em giúp mình bài này nhé
X là một hh khí gồm H2, 1 anken, 1 ankin có cùng số nguyên tử C, tỷ khối của hh X so với H2 là 7.8 . Nung nóng hh vơi Ni ta đc hh Y, vói tỷ khối của hh Y so với X là 20/9. Xác đ CT mỗi chất ban đầu .

Hồ Sỹ Phúc 06-10-2010 01:07 AM

[quote=vânpro^`95;62245][COLOR=Black][U][COLOR=Red]Bài toán tách chất và nhận biết [/COLOR][/U][/COLOR]
[COLOR=red][COLOR=Black]câu 1: chỉ sùng thêm H2O và nhiệt độ để nhận biết các chất rắn riêng biệt:NaCl.NH4Cl.PbCl2,AgCl,KCl
câu 2:nhận biết các dung dịch riêng biệt Na2CO3,Na2SO3 ,NaHCO3,NaNO3,Na2SO4
câu 3: ddX chưa CuCl2,FeCl3,MgCl2 nhận biết từng chất
câu 4: Hỗn hợp X gồm các khí O2,CO2,SO2,H2 Nhận biết từng khí
câu 5: Hỗn hợp khí gồm CO,CO2,SO2,H2S nhận biết từng khí
câu 6: hỗn hợp gồm BaCO3,CaCO3 ,KCl rắn dùng phương pháp hóa học tách riêng từng chất[/COLOR][/COLOR][/quote]
[B]Câu 1:[/B] Dùng H2O => Tan thành dung dịch: NaCl; NH4Cl; KCl (I) và không tan: PbCl2; AgCl (II).
- Phân tích I: Nhiệt phân => NH4Cl thăng hoa. Còn lại NaCl và KCl [COLOR=Red][đã có trong chemvn, xin vui lòng tìm lại để xem cho rõ hơn][/COLOR]
- Phân tích II: Hoà tan có đun nóng => tan: PbCl2. Còn lại là AgCl.
[B]Câu 2:[/B] Dùng HCl => Na2SO4 không tạo khí.
Na2SO3 và NaHSO3 tạo khí làm mất màu nước Br2 (I)
Na2CO3 và NaHCO3 tạo khí [B]không[/B] làm mất màu nước Br2 (II)
(I) và (II) đều có cùng kiểu phân tích: Cho từ từ từng giọt HCl vào, nếu có khí ngay => NaHSO3 và NaHCO3. Nếu lúc đầu chưa có khí, sau đó có khí => Na2SO3 và Na2CO3. Vậy đã nhận biết được các chất mỗi cặp.
[B]Câu 3:[/B] Dùng NH3 dư => dung dịch màu xanh [Cu(NH3)4]2+ => có Cu2+.
Kết tủa có màu nâu đỏ => Có Fe3+.
Nhận biết MgCl2: Điện phân dung dịch X đến khi hết đồng và sắt => Còn lại MgCl2 => Điện phân nóng chảy. Vậy có thể nhận biết Mg2+. [COLOR=Red][Ai có cách nào nhận ra Mg2+ hay hơn không?][/COLOR]
[B]Câu 4:[/B] Dùng nước vôi trong => tạo kết tủa: CO2, SO2 (I) và không có hiện tương: O2, H2 (I)
- Phân tích I: Dùng nước Br2 => SO2 làm mất màu nước Br2. CO2 không có hiện tượng.
- Phân tích II: Dùng que đóm => O2 làm bùng cháy que đóm. Có thể dùng CuO, FexOy....
[B]Câu 5:[/B]
- Dùng PbCl2: Chỉ có H2S pứ tạo kết tủa đen.
- Dùng nước vôi trong => CO k pứ.
- CO2, SO2: Dùng nước Br2.
[B]Câu 6:[/B][COLOR=red][COLOR=Black]hỗn hợp gồm BaCO3,CaCO3 ,KCl[/COLOR][/COLOR]
- Hoà tan vào nước: Tách được KCl
- Còn lại BaCO3, CaCO3: Hoà tan trong HCl = Ba2+, Ca2+. Cho phản ứng với K2Cr2O7/CH3COONa => BaCrO4. Còn lại Ca2+, vì tích số tan của BaCrO4 << CaCrO4.
Lấy kết tủa hoà tan trong HCl => Ba2+ [COLOR=Red][Đã có trong chemvn, vui lòng tìm kiếm để xem cho rõ hơn][/COLOR]
Hi vọng làm các bạn vừa ý!

daoyen_a1 06-10-2010 07:36 AM

Tinh thể hidrat .
 
Câu này trong đề thi hsg tp hà nội vòng 2 .Mình nôi ra để cùng thảo luận
2/
Cho 1g tinh thể hidrat A tan trong nước đươch dung dịch màu xanh , cho dd này tác dụng với dd Ba(NO3)2 dư thu được 0.98 g kết tủa trắng X và dd D; Chất X không tan trong các axit . Đun nống D với H2O2 trong môi trường kiềm thu được 1,064g kết tủa Y màu vàng là muối của Bari: Y đồng hình với X. Dung dịch A trong môi trường axit sunfuric loãng để trong không khí sẽ chuyển thành chất B có màu tím : Từ B có thể thu được tinh thể hidrat C : Trong C có chứa 42,25% khối lượng hidrat kết tinh : C nóng chảy ở khoăng 80 độ C : Nếu đun nống C đến 100 độ C thì nó mất đi khoảng 12,57% khối lượng .
a) Hãy xác định công thức của A,B,C,X,Y và viết ptpu.
b) Sự mất khối lượng C ở 100 độ C ứng với chuyển hóa nào .
c) Khi đun nóng chất A ( không có không khí ) từ 100 độ đến 270 độ nó mất dần nước , tiếp tục đun nóng ở khoảng nhiệt độ 270 độ -500 độ không thấy khối lượng giảm . nhưng đun tiếp ở nhiệt độ lớn hơn ( khoang 650 độ ) thì khối lượng lại giảm . Viết sơ đồ giảm khối lượng của A từ 100 độC -650 độ C biết sơ đồ này gồm 6 bước và viết PTHH của phản ứng xảy ra cuối cùng

jerrynguyen 06-10-2010 09:30 AM

[QUOTE=nguyenquocbao1994;62327]Anh em giúp mình bài này nhé
X là một hh khí gồm H2, 1 anken, 1 ankin có cùng số nguyên tử C, tỷ khối của hh X so với H2 là 7.8 . Nung nóng hh vơi Ni ta đc hh Y, vói tỷ khối của hh Y so với X là 20/9. Xác đ CT mỗi chất ban đầu .[/QUOTE]

Ta có: MX = 15,6; MY = 34,67
Giả sử hh Y đã hết H2, chỉ còn ankan, anken, ankin và nếu chất có 3 C thì MY phải > 34,67(vô lí) nếu có 2 C thì MY < 34,76 (vô lí) vậy nên H2 phải còn dư và mỗi chất có số C > 2
vậy hh Y chỉ còn ankan(CnH2n+2)(a mol) và H2(dư)(b mol)
Ta có: (14n+2)a + 2b = 104/3(a+b) <=> n = 7/3+7b/3a (1)
Từ MX = 15,6 và MY = 34,67 ta suy ra được nH2(lúc đầu) = 0,55nhh(lúc đầu)
biến đổi ta được 9(b+nankin) = 2a => a > b (2)
Từ (1) và (2) ta có: n < 14/3 mà n > 2 (cmt) nên n = 3 v n=4
Vậy ta được 2 đáp số

Không biết có sai chỗ nào không mong các bạn giúp đỡ

canhochoi 06-10-2010 12:53 PM

[QUOTE]Ta có: MX = 15,6; MY = 34,67
Giả sử hh Y đã hết H2, chỉ còn ankan, anken, ankin và nếu chất có 3 C thì MY phải > 34,67(vô lí) nếu có 2 C thì MY < 34,76 (vô lí) vậy nên H2 phải còn dư và mỗi chất có số C > 2
vậy hh Y chỉ còn ankan(CnH2n+2)(a mol) và H2(dư)(b mol)
Ta có: (14n+2)a + 2b = 104/3(a+b) <=> n = 7/3+7b/3a (1)
Từ MX = 15,6 và MY = 34,67 ta suy ra được nH2(lúc đầu) = 0,55nhh(lúc đầu)
biến đổi ta được 9(b+nankin) = 2a => a > b (2)
Từ (1) và (2) ta có: n < 14/3 mà n > 2 (cmt) nên n = 3 v n=4
Vậy ta được 2 đáp số

Không biết có sai chỗ nào không mong các bạn giúp đỡ [/QUOTE]
Cách làm của bạn jerrynguyen thật ra đúng phần đầu, còn phần kia làm chưa thiệt " chặt" .
Nếu bạn " tinh ý" sẽ thấy ngay điều kiện phải có là số 3>=C >2, mà số C = 3 hoặc 4 nên chỉ có thể chọn số C =3/
"Từ (1) và (2) ta có: n < 14/3 mà n > 2 (cmt) nên n = 3 v n=4" , với lại biến đổi là biến đổi sao?
Nếu như bạn đã làm ra TH là hidro dư thì sao không chịu khó xét tiếp pứ anken và ankin lần lượt pứ với hidro? Để mình tiếp nối!
Vì đây đúng trong TH tổng quát nên để đơn giản, giả sử n(hh) = 1 mol => nH2(pứ) = 0.55(mol) ( thật ra là số mol H2 pứ đấy bạn jerrynguyen)
CnH2n-2 + 2H2 ----> CnH2n+2
x 2x x
CnH2n + H2 ------> CnH2n+2
y y y
Vậy sô H2 pứ là 2x+y =0.55(mol) => y = 0.55 -2x(1)
=> 0 < x < 0.55/2 = 0.275(3)
Ta có M(A) = 15.6 => ( 14n-2)x + 14ny + 2(1-x-y) =15.6=> 14nx+14ny-4x-2y=13.6(2)
(1),(2) => n = 14.7/ (7.7-14x) , kết hợp (3)
=> 1.9 < n <3.8, như bạn nhận xét, n>2 => n =3
P/s: Nếu làm đúng luôn thì phải xét 2 TH: hidro pứ hết và hidro pứ dư( ankan và ankin hết).
Đố jerrynguyen biết tui là ai?


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:17 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !