Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=66)
-   -   Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=7885)

Trunks 07-24-2009 08:16 PM

[QUOTE=congchua_trasua_9x;42827]hix...cho mình hỏi bài này...
Cho a (g) Fe hòa tan vào dung dịch HCl, sau khi cô cạn được 3,1 (g) chất rắn. Nếu cho a(g) Fe và b (g) Mg cũng vào dung dịch HCl như trên thì thu được 3,34 (g) chất rắn và 448ml khí H2
Xác định khối lượng a và b

bài này có phải giả sử hay xét các TH cụ thể nào không????

:03::03:[/QUOTE]

Hì,cái này ban đầu nghỉ xét trường hợp nhiều lắm nhưng mà số trời còn thương!!!!!:24h_057:
Ta thấy khi cho Fe và Mg vào thì thu được chất rắn(cái này là do đề hok nói cô cạn dung dịch,còn nếu đề mà có cô cạn dung dịch nữa thì .....bài này phải suy nghĩ lại).Nên:
nHCl= 2nH2=0.04 mol
+Nếu chỉ bỏ a g Fe vào:
Giả sử Fe thiếu hoặc vừa đủ=> chất sau khi cô cạn dd là FeCl2.Ta có:
nCl-(FeCl2)=2nFeCl2= 0.0488 => nCl-(FeCl2)>nHCl
=> Vô lý(vì số mol Cl- trong FeCl2 chỉ có thể < hoặc =)
Vậy chất rắn sau khi cô cạn dung dịch gồm có Fe và FeCl2(tức Fe dư,HCl thiếu).
=>mFeCl2=0.04*0.5*127=2.54
=>a=3.1- 0.04*35.5=1.68 g
+Nếu bỏ Fe và Mg vào:
Ta thấy 3.34>1.68 => chất rắn có Fe chưa pứ và Mg dư.
=>b=0.02*24 + 3.34 - 1.68=2.14 g
Bạn coi thử có sai hok???:010::010:

Trunks 07-24-2009 08:45 PM

[QUOTE=minhconyeuhoa;42838]tiếp mấy bài này cho mình với !
1) cho 500 ml dung dịch X chứa Na+ ;NH4+ ; CO3 2- ;SO4 2- . Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí (đktc ) , lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 33,3 gam kết tủa . lẤY 100 ML dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOh thu đựoc 4,48 lít khí NH3 ( đktc) . tính khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X ????

2) a) cho 200 ml dung dịch AgCl3 1,5 M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5 M thu đựoc 15,6 gam kết tủa . Tính V max ???
b )mình sắp xếp các dung dịch có cùng nồng đọ mol/l theo thứ tự tăng dần độ pH thế này có dúng không
H2SO4 < HCl < CH3COOH < NaCl < NH3 <NaOH < Ba(OH)2
c ) trong các chất sau , số chất đều phản ứng được với dd HCl và NaOH là bao nhiêu trong số cá chất sau
Al , Al2O3 , Al2(SO4)3 ; Zn(OH)2 ; NaHS ; K2SO3 ; (NH4)2CO3
Theo mình gồm có các chất là : Al , Al2O3 , Zn(OH)2 ; NaHS ! như vậy đã đủ chưa !???????[/QUOTE]

Bài 1: PTHH : CO32- + 2H+ =CO2 +H2O
Ba2+ SO42- =BaSO4
NH4+ +OH- =NH3 + H2O
Theo đề,ta có:
nCO32- =nCO2=2.24/22.4=0.1 mol
nSO42-=nBaSO4=33.3/233 (Chỗ này có lộn đề hok zậy,sao lẻ zậy.chắc 23.3 mà ghi là 33.3,mình giải 23.3 lun cho số nó đẹp) =0.01 mol
nNH4+=nNH3=0.2 mol
Vậy số mol các ion trong 500 ml dung dịch:
nCO32- = 0.1*5=0.5 mol
nSO42- = 0.1*5=0.5 mol
nNH4+=0.2*5=1 mol
=> nNa+=2nCO32- +2nSO42- - nNH4+=0.5*2+0.5*2 -1 =1mol (cái này là theo định luật bảo toàn điện tích)
=>mCO32-=0.5*44=22 g
mSO42-=0.5*96=48 g
mNa+=23 g
mNH4+=18 g

2.a,Ặc,bạn ghi lộn đề hok mà cái AgCl3(Ag mang SOXH 3+ :03:),mà còn trong dung dịch nữa mới đau chớ
b,Nếu như mà bạn sắp xếp như vầy,thì bạn bít lun cái độ mạnh yếu axit,bazơ lun roài,đâu phải làm nhìu người mất công đi so sánh cực khổ zậy(so sánh độ mạnh yếu giưã các axit bazơ mạnh hok phải chuyện dễ chơi mặc dù trong cùng nồng độ nhưng phải cho thêm các dữ kiện khác mới so sánh được)
c,bạn còn thiếu cái (NH4)2CO3, cái này cũng pứ được mà.
PT: NH4+ +OH- = NH3 + H2O
CO32- + 2H+= CO2 +H2O

minhduy2110 07-24-2009 08:47 PM

[quote=Tun tà cưa;42843]nếu để nói phản ứng 4 và 5 thì vô vàn lắm , tùy vào điều kiện phản ứng thôi ^^![/quote]

Bạn có thể kể ra sự vô vàn đó được không :24h_005:

nnes 07-24-2009 10:15 PM

[QUOTE=Trunks;42849]Bài 1: PTHH : CO32- + 2H+ =CO2 +H2O
Ba2+ SO42- =BaSO4
NH4+ +OH- =NH3 + H2O
Theo đề,ta có:
nCO32- =nCO2=2.24/22.4=0.1 mol
nSO42-=nBaSO4=33.3/233 (Chỗ này có lộn đề hok zậy,sao lẻ zậy.chắc 23.3 mà ghi là 33.3,mình giải 23.3 lun cho số nó đẹp) =0.01 mol
nNH4+=nNH3=0.2 mol
Vậy số mol các ion trong 500 ml dung dịch:
nCO32- = 0.1*5=0.5 mol
nSO42- = 0.1*5=0.5 mol
nNH4+=0.2*5=1 mol
=> nNa+=2nCO32- +2nSO42- - nNH4+=0.5*2+0.5*2 -1 =1mol (cái này là theo định luật bảo toàn điện tích)
=>mCO32-=0.5*44=22 g
mSO42-=0.5*96=48 g
mNa+=23 g
mNH4+=18 g

2.a,Ặc,bạn ghi lộn đề hok mà cái AgCl3(Ag mang SOXH 3+ :03:),mà còn trong dung dịch nữa mới đau chớ
b,Nếu như mà bạn sắp xếp như vầy,thì bạn bít lun cái độ mạnh yếu axit,bazơ lun roài,đâu phải làm nhìu người mất công đi so sánh cực khổ zậy(so sánh độ mạnh yếu giưã các axit bazơ mạnh hok phải chuyện dễ chơi mặc dù trong cùng nồng độ nhưng phải cho thêm các dữ kiện khác mới so sánh được)
c,bạn còn thiếu cái (NH4)2CO3, cái này cũng pứ được mà.
PT: NH4+ +OH- = NH3 + H2O
CO32- + 2H+= CO2 +H2O[/QUOTE]

2, Nhìn là biết ngay họ định ghi là AlCl3. chắc đánh lộn "l" thành "g".
Phải đoán ra chứ.:03:

3.Đọc kỹ đề nha, ng ta so sánh pH đấy chứ. Có phải so sánh độ mạnh yếu của axit và bazơ đâu.
Đối với bài này để so sánh được pH thì:
- axit có pH < bazơ
- axit mạnh có pH < axit yếu,
- bazơ mạnh có pH > bazơ yếu
- còn các axit mạnh như nhau (VD: H2SO4 và HCl có Ka xấp xỉ nhau ) thì ta so sánh nồng độ H+, axit nào điện ly ra H+ nhiều hơn thì pH nhỏ hơn.
- các bazơ tương tự
--> từ đó suy ra KQ.

Trunks 07-24-2009 10:52 PM

Hixxx!Cái này thì em nhầm thiệt,do em nghĩ nó phân ly ra H+ và OH- nên nghĩ cũng có thể so sánh axit bazơ,cộng với thấy H2SO4 và HCl là axit mạnh có K gần giống nhau nưuã nên hixxx.....!!!:018::018::018:

congchua_trasua_9x 07-25-2009 12:00 AM

[QUOTE=Trunks;42847]Hì,cái này ban đầu nghỉ xét trường hợp nhiều lắm nhưng mà số trời còn thương!!!!!:24h_057:
Ta thấy khi cho Fe và Mg vào thì thu được chất rắn(cái này là do đề hok nói cô cạn dung dịch,còn nếu đề mà có cô cạn dung dịch nữa thì .....bài này phải suy nghĩ lại).Nên:
nHCl= 2nH2=0.04 mol
+Nếu chỉ bỏ a g Fe vào:
Giả sử Fe thiếu hoặc vừa đủ=> chất sau khi cô cạn dd là FeCl2.Ta có:
nCl-(FeCl2)=2nFeCl2= 0.0488 => nCl-(FeCl2)>nHCl
=> Vô lý(vì số mol Cl- trong FeCl2 chỉ có thể < hoặc =)
Vậy chất rắn sau khi cô cạn dung dịch gồm có Fe và FeCl2(tức Fe dư,HCl thiếu).
=>mFeCl2=0.04*0.5*127=2.54
=>a=3.1- 0.04*35.5=1.68 g
+Nếu bỏ Fe và Mg vào:
Ta thấy 3.34>1.68 => chất rắn có Fe chưa pứ và Mg dư.
=>b=0.02*24 + 3.34 - 1.68=2.14 g
Bạn coi thử có sai hok???:010::010:[/QUOTE]

cái này mình thử giải là cũng giả sử chỉ có Fe tác dụng với HCl khi đó HCl dư --->3,1 (g) chất rắn là FeCl2 --->nFeCl2=3,1/127 =0,0244 (mol)
n H2=nFeCl2=0,0244( mol)
Phần 2 khi thêm Mg vào, thu được số mol H2= 0,02
vô lý: vậy trong cả hai phần kim loại đều phải dư, axit hết
n HCl=0,04(mol)
suy ra 3,1= a+ 0.04.35,5---->a=1,68

khi thêm Mg
3,34=a+b+0,04.35,5 ---->b=0,24

Có ji` # nhau trong 2 cách giải ư...? mà sao ra 2 kết quả b# nhau nhỉ....?:021::021::021::021::021::021::021: hay mình làm sai nhỉ...nhìn thì cách biện luận cũng chỉ hơi # nhau chút thôi nhưng vẫn đúng mà...:03:

Trunks 07-25-2009 12:13 AM

Bạn làm sai là đúng roài!!!Bạn biện luận thì hok có gì sai nhưng mà khúc cuối cùng,bạn nhầm xíu!!! Là cái 3,34 chỉ là khối lượng chất rắn sau pứ thoai,hok có cô cạn dung dịch nên chỉ gồm Fe và Mg còn dư(zo thấy a< 3,34) vậy nên ta có được:
3,34=a+ mMg còn dư=a+ b-mMg pứ=a + b - 0.02*24. Đó,bạn chỉ sai chỗ này thoai!!!

nnes 07-25-2009 12:22 AM

[QUOTE=congchua_trasua_9x;42861]cái này mình thử giải là cũng giả sử chỉ có Fe tác dụng với HCl khi đó HCl dư --->3,1 (g) chất rắn là FeCl2 --->nFeCl2=3,1/127 =0,0244 (mol)
n H2=nFeCl2=0,0244( mol)
Phần 2 khi thêm Mg vào, thu được số mol H2= 0,02
vô lý: vậy trong cả hai phần kim loại đều phải dư, axit hết
n HCl=0,04(mol)
suy ra 3,1= a+ 0.04.35,5---->a=1,68

khi thêm Mg
3,34=a+b+0,04.35,5 ---->b=0,24

Có ji` # nhau trong 2 cách giải ư...? mà sao ra 2 kết quả b# nhau nhỉ....?:021::021::021::021::021::021::021: hay mình làm sai nhỉ...nhìn thì cách biện luận cũng chỉ hơi # nhau chút thôi nhưng vẫn đúng mà...:03:[/QUOTE]

Bạn ko sai đâu, mà là do Trunks sai. =))
Nhìn lướt qua cũng biết là sai b.
vì nMg = b/24 = 2,14:24 =1 số xấu hoắc...
trong khi 0,24:24 = 0,01 ( đẹp mê li )
CÒn tại sao Trunks sai , là vì cái đoạn này:
"Ta thấy 3.34>1.68 => chất rắn có Fe chưa pứ và Mg dư.
=>b=0.02*24 + 3.34 - 1.68=2.14 g"

3,34-1,68 = khối lượng hỗn hợp MgCl2 và Mg
nếu để tính b, tức là khối lượng của Mg, thì ta phải trừ tiếp đi cho khối lượng của Cl, tức là 0,04.35,5.
==> b = 3,34-1,68 - 0,04.35,5 = 0,24.:ho (
Sao lại cộng thêm khối lượng của Mg phản ứng vào làm chi?:03:

congchua_trasua_9x 07-25-2009 12:23 AM

ah ừ quên mất...hix....gần làm ra rồi còn sai...hức...thế té ra là trucks sai ha?...mình lại đang nghĩ mình sai....đúng là thiếu chủ kiến:03:

nnes 07-25-2009 12:24 AM

[QUOTE=Trunks;42862]Bạn làm sai là đúng roài!!!Bạn biện luận thì hok có gì sai nhưng mà khúc cuối cùng,bạn nhầm xíu!!! Là cái 3,34 chỉ là khối lượng chất rắn sau pứ thoai,hok có cô cạn dung dịch nên chỉ gồm Fe và Mg còn dư(zo thấy a< 3,34) vậy nên ta có được:
3,34=a+ mMg còn dư=a+ b-mMg pứ=a + b - 0.02*24. Đó,bạn chỉ sai chỗ này thoai!!![/QUOTE]

Sặc, phải hiểu là , phần sau ng ta cũng cô cạn dung dịch chứ.
2 phần là đối xứng với nhau mà.
Đó là do đề bài ng ta nói tắt, phải tự biết là tương tự chứ.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:55 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !