Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=66)
-   -   Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=7885)

selochom1995 11-28-2010 10:30 PM

1a)Thì ta thấy độ âm điện của F, Cl,Br lớn hơn P chỉa có I là thua P nên góc IPI lớn nhất sau đó tới góc BrPBr, ClPCl cuối cùng FPF.
1b)Ta thấy độ âm điện của C lớn hơn của Si nên ta thấy góc CNC nhỏ hơn góc SiNSi
1c)Do B còn có obital trống tạo được liên kết pi nên nhăng lượng liên kết của nó lớn hơn
Còn bài 3a) ta thấy góc BrSiBr và BrCBr thì Si có độ âm điện nhỏ hơn C nên BrCBr lớn hơn góc BrCBr còn BrCBr Và CCC độ âm điện của C nhỏ hơn Br nên góc CCC lớn hơn góc BrCBr.

kuteboy109 11-28-2010 11:17 PM

[QUOTE=FrozenShade;73267]Anh chị nào giỏi phần Liên kết hóa học giải hộ em mấy bài này với
1. a) Cho các trị số góc liên kết: 100,3 độ; 97,8 độ; 101,5 độ; 102 độ và các góc liên kết IPI, FPF, ClPCl, BrPBr. Hãy gán trị số cho mỗi góc liên kết và giải thích.
b) Mô tả cấu trúc các phân tử N(CH3)3 và N(SiH3)3. So sánh góc liên kết CNC với SiNSi.
c) Năng lượng liên kết của BF3 = 646 kJ/mol còn của NF3 chỉ = 280 kJ/mol. Giải thích sự khác biệt về năng lượng liên kết này
2. Hãy cho biết cấu hình hình học của phân tử và ion dưới đây, đồng thời sắp xếp các góc liên kết trong chúng theo chiều giảm dần. Giải thích
a) NO2; NO2+; NO2-
b) NH3, NF3
3.a) Thực nghiệm cho biết cả 3 hợp chất CHBr3, SiHBr3, CH(CH3)3 đều có cấu tạo tứ diện. Có 3 trị số góc liên kết tại tâm là 110 độ, 111 độ và 112 độ (ko kể tới H khi xét các góc này). Độ âm điện của H là 2,20; của CH3 là 2,27; C là 2,47; Si là 2,24; Br là 2,5.
Dựa vào mô hình sự đẩy giữa các cặp e hóa trị (VSEPR) và độ âm điện, hãy cho biết trị số góc liên kết của mỗi hợp chất và giải thích.
b) Áp dụng thuyết MO, hãy chỉ ra ảnh hưởng của mỗi quá trình ion hóa sau đây tới độ bền liên kết của phân tử tương ứng:
O2 -> O2+
N2 -> N2-
NO -> NO+ + e[/QUOTE]

1) a) Trong các phân tử thì P đều lai hóa sp3 và còn 1 cặp electron tự do. Độ âm điện phối tử càng tăng thì cặp e càng bị lệch về phối tử ( rời xa P) --> Lực đẩy các giữa các cặp e liên kết giảm ---> góc liên kết giảm: IPI > BrPBr> ClPCl> FPF

b) N(CH3)3 có cấu trúc tháp đáy tam giác, N lai hóa sp3 và còn 1 cặp e tự do. N(SiH3)3 lại có cấu trúc phẳng ( N lai hóa sp2) do Si còn orbital trống sẽ tạo liên kết pi không định chỗ. --> Tới đây thì so sánh góc được chứ nhỉ !

c) Selochom nói đúng rồi.

2) Câu này không khó, em thắc mắc chỗ nào có thể nói.

3) Mình nói rõ thêm 1 chút:
a) Dựa vào độ âm điện ta sẽ có:
+ Liên kết Si-Br phân cực hơn C-Br nên góc Br-C-Br sẽ lớn hơn Br-Si-Br
+ Liên kết C-Br phân cực hơn C-CH3 nên góc của CH(CH3)3 sẽ lớn nhất.

b) Cái này em phải nắm rõ về MO mới thảo luận tiếp được. Nói sơ qua thế này:
- Xét O2 - e --> O2+
+ O2+ (2,5) có bậc liên kết lớn hơn O2 (2) nên quá trình này làm cho liên kết trong phân tử bền hơn.
Còn vì sao ra bậc liên kết như vậy, em phải vẽ được giản đồ E và viết cấu hình electron cho đúng.

-Tương tự:
+ N2 (3)--> N2- (2,5) làm giảm bậc liên kết ( độ bền giảm)
+ NO (2,5)---> NO+ (3) làm tăng bậc liên kết ( độ bền tăng).

darks 11-29-2010 12:56 PM

[quote]Ai làm giúp được không?
A,B,C,D là các chất khí đều làm mất màu nước brom.Khi đi qua nước brom thì A tạo ra 1 chất khí với số mol bằng 1/2 số mol A,B tạo thành chất lỏng không trộn lẫn với nước,C tạo ra kết tủa màu vàng còn D chỉ làm mất màu nước brom tạo thành dd trong suốt.Hỏi A,B,C,D là các khí gì?[/quote]
[FONT="Times New Roman"][SIZE="3"][COLOR="Blue"]A là NH3,B là C2H4,C2H2... C là H2S và D là SO2
[IMG]http://img600.imageshack.us/img600/6387/an94.png[/IMG][/COLOR][/SIZE][/FONT]

FrozenShade 11-30-2010 05:15 PM

Anh kuteboy cho em hỏi [NO2]- có công thức cấu tạo là [O-N=O] hay là [O<-N=O] ?

kuteboy109 11-30-2010 06:12 PM

Nitrit: NO2- có cấu trúc góc ( N lai hóa sp2). Công thức Lewis như hình vẽ, chú ý là N tạo liên kết pi không định chỗ:
[IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/41/Nitrite-ion-lewis-canonical.png[/IMG]

darks 11-30-2010 07:40 PM

[quote]cô em bảo có 2 pt sau:
Ca(OH)2 + Cl2-> Cacl2 + Ca(ClO)2 + H2O
Ca(OH)2 + Cl2-> CaOCl2 + H2O
cho biết điều kiện để xảy ra từng pư trên
em cảm ơn nha [/quote]
[FONT="Times New Roman"][SIZE="4"]
Phản ứng thứ nhất xảy ra khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2.Phản ứng thứ 2 xảy ra khi cho khí Cl2 đi qua bột Ca(OH)2 .

[/SIZE][/FONT]

FrozenShade 12-01-2010 07:51 AM

Cho em hỏi vì sao CCl4 ko thể thủy phân trong nước mà SiCl4 lại thủy phân rất mạnh trong nước ?

naruto_uzumaki 12-01-2010 08:20 AM

@FrozenShade: lí do là vì Si có AO d trống còn C thì không.

[QUOTE=darks;73376][FONT="Times New Roman"][SIZE="4"]
Phản ứng thứ 2 xảy ra khi cho khí Cl2 đi qua bột Ca(OH)2 .
[/SIZE][/FONT][/QUOTE]
Bạn làm thử như vậy xem có phản ứng gì không nhé. Một cái pha khí, một cái pha rắn ><
+ Muốn có clorua vôi ở phản ứng số 2 ta sục khí clo đi vào huyền phù đặc của Ca(OH)2 trong nước, có thể đun nóng để phản ứng nhanh hơn nhưng đừng đun quá lâu vì sẽ có phản ứng phân hủy CaOCl2.

FrozenShade 12-01-2010 03:00 PM

Cho em hỏi 2 bài này
1. B và Al là 2 ng/tố liên tiếp nhau trong cùng nhóm IIIA nhưng tại sao có phân tử Al2Cl6 nhưng ko có phân tử B2Cl6? Giải thích
2.X thuộc chu kì 4, Y thuộc chu kì 2 của BTH. I(k) là năng lượng ion hóa thứ k của một n/tử. Thực nghiệm cho biết tỉ số I(k+1)/I(k) của X và Y như sau:
I(k+1)/I(k) I2/I1 I3/I2 I4/I3 I5/I4 I6/I5
X 1,94 4,31 1,31 1,26 1,3
Y 2,17 1,96 1,35 6,08 1,25
Lập luận để xác định X, Y

kuteboy109 12-01-2010 08:33 PM

Gợi ý cho em ( mà em học lớp 10 chuyên Hóa phải không? ):
1) Nguyên nhân là vì B có bán kính bé nên khi tạo B2Cl6 sẽ khó khăn do tương tác đẩy tại không gian khu trú của các đám mây e. Ngoài ra do Al có orbital d trống nên thay vì tạo liên kết pi không định chỗ để đủ bát tử như trong BCl3 thì 1 trong 4 orbital lai hóa sp3 của Al sẽ nhận cặp electron electron không liên kết của Cl bên cạnh ( liên kết cho nhận) --> dime hóa thành Al2Cl6.

2) Cái này em phải hiểu rõ khái niệm năng lượng ion hóa và chú ý đến cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố.
+ X là Ca do I3 lớn hơn nhiều so với I2 ( vì khi tách electron ở 3p6 cần năng lượng lớn hơn nhiều so với việc tách 1 e ở 4s1).
+ Tương tự Y là C do I5 lớn hơn nhiều so với I4.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:57 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !