Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=66)
-   -   Hỏi đáp bài tập Hóa phổ thông (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=7885)

kazan 12-24-2010 08:40 AM

cho tớ hỏi thầy cậu giải kiểu chi vậy.minhduy2110: Cách tính vấn đề 3 của cậu có chút vấn đề thì phải ( giống ý của mình nhưng không giống ý của thầy mình đã dạy => mình không chắc nên mới hỏi)

nguyenquocbao1994 12-27-2010 09:25 PM

Anh em giúp mình giải thích câu này
Đối với nhưng hợp chất có cấu trúc tượng tự thì hợp chất có khối lượng phân tử lớn hơn thường có nhiệt độ sôi cao hơn. Tuy nhiên, H2S lại có nhiệt đội sôi thất (61 độ) hơn so với H2O(100 độ ) ?

Làm ơn hướng dẫn em rõ ràng ^^

Hoàng Dương 12-27-2010 10:32 PM

Chú ý liên kết hidro thì sẽ giải thích được đấy!

nguyenquocbao1994 12-28-2010 07:16 AM

[QUOTE=Hoàng Dương;74567]Chú ý liên kết hidro thì sẽ giải thích được đấy![/QUOTE]

Bạn Dương có thể giải thích rõ cho mình đc ko ?

kuteboy109 12-28-2010 11:12 AM

[QUOTE=nguyenquocbao1994;74559]Anh em giúp mình giải thích câu này
Đối với nhưng hợp chất có cấu trúc tượng tự thì hợp chất có khối lượng phân tử lớn hơn thường có nhiệt độ sôi cao hơn. Tuy nhiên, H2S lại có nhiệt đội sôi thất (61 độ) hơn so với H2O(100 độ ) ?
[/QUOTE]
Trường hợp của H2O có nhiệt độ sôi cao bất thường trong dãy H2S, H2Te.... nó tương tự như trường hợp của HF >>HCl, HBr, HI.
+ Ở đây yếu tố liên kết H với đóng vai trò quyết định. O là nguyên tố âm điện mạnh nên liên kết H giữa các phân tử H2O rất bền vững. Trong khi đó H2S đâu tạo được liên kết H. Chỉ nên hiểu đơn giản vậy thôi.

gahoahoc_1512 12-28-2010 03:24 PM

[QUOTE=kuteboy109;74594]Trường hợp của H2O có nhiệt độ sôi cao bất thường trong dãy H2S, H2Te.... nó tương tự như trường hợp của HF >>HCl, HBr, HI.
+ Ở đây yếu tố liên kết H với đóng vai trò quyết định. O là nguyên tố âm điện mạnh nên liên kết H giữa các phân tử H2O rất bền vững. Trong khi đó H2S đâu tạo được liên kết H. Chỉ nên hiểu đơn giản vậy thôi.[/QUOTE]

theo mình bạn nên nói rõ cho bạn ấy biết vê H2O có liên kết Hidro liên phan tử
H-O(còn một H nữa cấu trúc góc ah ma mình ko piết viết ở đây)...H-O-H
còn H2S thi có cấu trúc tương tự H2O nhưng ko có liên kết Hidro lien phân tử nên nhiệt độ sôi thấp hơn
chúc may mắn:24h_066:

nguyenquocbao1994 12-28-2010 03:26 PM

[QUOTE=kuteboy109;74594]Trường hợp của H2O có nhiệt độ sôi cao bất thường trong dãy H2S, H2Te.... nó tương tự như trường hợp của HF >>HCl, HBr, HI.
+ Ở đây yếu tố liên kết H với đóng vai trò quyết định. O là nguyên tố âm điện mạnh nên liên kết H giữa các phân tử H2O rất bền vững. Trong khi đó H2S đâu tạo được liên kết H. Chỉ nên hiểu đơn giản vậy thôi.[/QUOTE]

Em có cách giải thích như thế này là O và S đều năm trong nhóm VIA, O thì ở chu kì 2 còn S ở chu kì 3...Vì S có phân lớp d còn O thì không. Nên khi nhiệt độ H2O và H2S thì nước cần nhiều năng lượng vì phânn lớp đã đạt tới giả bão hòa...còn H2S có nhiệt độ thấp hơn vì phân lớp d trống . Em giải thích như vậy có đc ko ?

kuteboy109 12-28-2010 06:39 PM

Ta đang xét đến nhiệt độ sôi của cả phân tử H2O và H2S, sao em lại đưa về so sánh việc có hay không có phân lớp d của O và S nhỉ? Nó chả có liên quan gì với nhau về mặt hóa học! ( Nếu có thì em có thể dẫn chứng cơ sở ?). Cũng chưa hiểu cái chỗ Oxi "giả bão hòa" là như thế nào?
Em nên xem lại định nghĩa về nhiệt độ sôi và các yếu tố ảnh hưởng đến nó nhé. Có trong Tài liệu GK chuyên đấy.

nguyenquocbao1994 12-29-2010 09:29 PM

N2H2 có hai đồng phân cis vs trans đều có N là lai hóa sp2...Vậy tại sao nó lai hóa sp2, làm sao để xác định..Mong anh em có thể giúp mình

kuteboy109 12-29-2010 09:58 PM

Nhìn vào cấu tạo là xác định được lai hóa rồi chứ nhỉ: HN=NH. Chú ý là trên mỗi N còn 1 cặp e tự do. Em có thắc mắc gì khác chăng?


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:48 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !