Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   CƠ SỞ LÝ THUYẾT HÓA PHÂN TÍCH (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=105)
-   -   mấy câu hỏi lý thuyết và bài tập phân tích (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=4378)

giotnuoctrongbienca 06-22-2008 10:45 PM

Bài này làm tạm được
Chọn chỉ thị: ta có chỉ thị hỗn hợp pT 8.3, ngoài ra phenolphthalein nếu pha thích hợp thì cũng có pT = 8.3. Trường hợp này người ta chuẩn độ với độ chính xác 99.9%.
Trong phần bài làm có câu [B][B]"Ta nhận thấy 4 mol nito trong NH4+ tác dụng vừa đủ với 4 mol NaOH vậy đương lượng của NaOH là 1"[/B][/B], câu này nghe rất kỳ, nhất là bạn lý luận NaOH có đuơng lượng = 1!!!??? chẳng lẽ NaOH có đuơng lượng khác 1???
Phần chuẩn độ HCOOH trong formalin rất đáng khen,
thân ái

banglang24 06-23-2008 12:20 AM

Bài này phần đường cong chuẩn độ, trong đáp án của thầy Đông giải như sau:
Nhận thấy 4 phân tử NH4+ sinh ra 4H+ và phản ứng với 4 pt NaOH nên có thể xem đương lượng của NH4+ trong phản ứng bằng 1
Điều kiện chuẩn độ chính xác đến 99.9% : pKa + pCo +pD<8 , suy ra pCo+pD< 8-5.12= 2.88
Nếu nồng độ NH4+ tương đương với nồng độ NaOH thì tại điểm tương đương phản ứng có hệ số pha loãng bằng 2 hay pD=0.3, suy ra nồng độ NH4+ cần thiết là pCo<2.58. Để an toàn nên sử dụng nòng độ Co là 0.05N.
đường cong chuẩn độ
F=0.99: pH=pKa +2=7.12
F= 1.00:pH= 14-0.5( pKb + pCo + pDF=1) =14-0.5( 8.88+1.3+0.3) =8.76
F=1.01: pH= 14-(pCo + pDF=1.01 + 2 ) = 10.4
Lựa chọn chỉ thị : các chỉ thị có pT từ 7.12 đến 10.4 đều có thể chọn sử dụng với sai số chỉ thị <1% như pT= 8.3, pT= 10.2, phenolphtalein. Tuy nhiên phenolphtalein là chỉ thị thông dụng nhất và có pT từ 8_9 nên sai số nhỏ , nên sử dụng.:welcome (

duongqua28 06-23-2008 07:05 AM

bạn bằng lăng tím không để ý một chỗ. Nếu chọn độ chính xác 99,9% nên chọn F=0.999 và F = 1.001. Bạn có thể chọn nồng độ tùy ý theo yêu cầu, chắc thầy chọn bài nay là 0.05N. Còn chỗ chọn chỉ thị sai số < 1% bạn có thể giải thích kỹ hơn không, và tại sao phenolphatlein lại sai số nhỏ

duongqua28 06-23-2008 08:53 AM

chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng
 
Có anh chị hay thầy cô nào rảnh thì cho em xin phần xác định đường cong chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng. HIc hic nước tới chân mới nhảy, mong thầy cô anh chị giúp đỡ. Không biết thầy Đông có ra thi phần này không:018:

giotnuoctrongbienca 06-23-2008 11:53 AM

Phần chuẩn độ bất đối xứng tương đối phức tạp, nhất là phần chứng minh công thức tổng quát. Tuy nhiên nếu bạn nắm vững phần lý thuyết và tự thiết lập công thức trong trường hợp cụ thể (biết chất định phân X và thuốc thử R) thì vấn đề sẽ dễ dàng hơn. Phần phức tạp trong công thức tổng quát chuẩn độ oxyhóa khử bất đối xứng nằm ở chỗ các hệ số thôi, nó làm cho người đọc rất dễ nhầm lẫn.
Tôi còn nhớ Thầy Đông sau khi dạy lớp tài năng về có phàn nàn rằng "lớp này không phải thực sự tài năng vì không mấy người hiểu và chứng minh được chuẩn độ bất đối xứng! Hoặc do các em đó không chịu học".
Các bạn cố lên chứ! ngày phán xét nghe nói sắp tới rồi!
Thân ái

banglang24 06-23-2008 12:05 PM

Đây là đáp án của thầy nên mình chỉ trình bày y như đáp án thôi. Còn chỗ sai số chỉ thị thì theo mình nghĩ, trong 3 loại chỉ thị ta chọn thì phenoltalein có sai số dương nhỏ nhất là + 0.04, còn chỉ thị có pT=8.3 có sai số âm là 0.06 nhưng lớn hơn phenolphtalein, chỉ thị có pT=10.2 có sai số dương là + 0.60 cũng lớn hơn hai chỉ thị kia.
Không biết tính có đúng không nữa, mọi người kiểm tra lại giùm nhen.:24h_057:

giotnuoctrongbienca 06-23-2008 12:33 PM

nếu bạn chọn độ chính xác 99% thì có thể chọn chỉ thị có pT từ 7.2-10.4, còn nếu chọn chỉ thị sao cho độ chính xác 99.9% thì chỉ thị nên có pT trong khoảng 8.2-9.4 (khá hẹp), vậy nên các chỉ thị có pT 8.3 như chỉ thị hỗn hợp. chỉ thị phenolphthalein đều dùng đuợc. Lưu ý là chỉ thị PP có thể có rất nhiều pT tùy cách pha và nồng độ cũng như chủ quan của phân tích viên.
Vài dòng góp ý
Thân ái

duongqua28 06-23-2008 03:24 PM

Chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng:
Em mới làm thử phần thiết lập công thức cho loại phản ứng này: chắc chắn là có chỗ sai, mong thầy cô anh chị chỉnh sửa giúp.

Phương trình phản ứng: aX(k) + bR(o) = cX(o) + dR(k).
Bán phản ứng trao đổi electron: aX(k) – ne = cX(o).
bR(o) + ne = dR(k). ( trao đổi ne ).
Điều kiện chuẩn độ deltaE= E’(r) – E’(o) > ( 0.059/(n/
Đặt F= NV/ NoVo= ( (n/b)*CV)/((n/a)CoVo)= bCV/(aCoVo).
Tại bất kì thời điểm nào của F ta đều có:
CV/(Vo + V)= [ Ro] + [ Rk] ( tại thời điểm F)
CoVo/(Vo + V) = [ Xo] + [ Xk].
Căn cứ vào định luật đương lượng tại thời điểm F
(c/n)[Xo] = (d/n)[Rk]
Vậy
F= (a/b)* ( [Ro] + [Rk])\( [Xk] + [Xo]) ( tại thời điểm F)

Thầy ơi em lý luận tới đây có đúng không, thấy sao sao ấy

giotnuoctrongbienca 06-23-2008 03:39 PM

ôi, bài này phức tạp quá, Thầy giải cũng không nổi nữa.
Thực tế rất ít trường hợp thế này dùng trong chuẩn độ oxyhóa khử
tập trung vào truờng hợp này: aX(k) + bR(o) = aX(o) + dR(k).
Vả lại thiết lập công thức tổng quát thế này rối rắm lắm
Tôi không chắc có thể xin Thầy Đông tài liệu về cách tính cho trường hợp aX(k) + bR(o) = cX(o) + dR(k) này không nữa
Thân ái

duongqua28 06-23-2008 06:05 PM

chuẩn độ Fe2+
 
Tiến hành chuẩn độ Fe(2+) 0.02N bằng K2Cr2O7 0.02N tại [H]+ =2N.
a. hãy vẽ đường cong chuẩn độ ?
b. cho Eo(Cr2O7, 14H/2Cr3+)=1.33V , Eo(Fe3+,Fe2+)=0.77V.
c. tính sai số chỉ thị khi dùng diphenylamin sulfonat có Eo=0.85V.
d. nếu dùng diphenylamine có Eo=0.76 V thì phải thêm điều kiện gì trong phép chuẩn độ này.
Bài làm: đây là phản ứng chuẩn độ oxi hóa khử bất đối xứng.
Bán phản ứng khử: Cr2O7(2-) + 14H + 6e= 2Cr3+ 7H2O
Bán phản ứng oxi hóa Fe2+ - 1e = Fe3+
Phản ứng: Cr2O7(2-) + 6Fe2+ + 14H+ = 2Cr3+ + 6Fe3+ + 7H2O
Ta có các hệ số theo thứ tự m=6, p=1, p=2, số e trao đổi = n= 6
Tính lại thế Eo’(Cr2O7, 14H,2Cr3+)= 1,33 + 0.059: 6 *lg[H]^14= 1.33 + 0.059: 6 *lg[2]^14=1.37V.
Điều kiện chuẩn độ. deltaE’o= 1.37 – 0.77=0.6> ( 0.059: 1+ 0.059: 6)*3=0.21 ( thỏa điều kiện chuẩn độ 99.9%.
Đường cong chuẩn độ.
F=0. E= E’o(Fe)=0.771V
F=0.99. E= E’o(Fe) + 0.059: (n/m)lg(F: (F – 1 ))= 0.77 + 0.059*2=0.888V
F=1. E=(p*E’o(Fe)+m*E’o(Cr)):(m+p) + mp/n *(1 – q/p) : (m+p)0.059lg(p/mND)=1.20
F=1.01 E= E’o(Cr) + 0.059: n *p(1 – q/p)lg(q/m*NoD)) + 0.059/n *plg(p/q(F-1)=1.32V
Dùng chỉ thị diphenyllamin sulfonat E=0.85 thì F<1.
Sai số âm= F- 1 = -( 10^( - ( 0.85 – 0.77)*6/0.059*6))/( 10^(-( 0.85 – 0.77)/0.0591)+1)*100= -4.24% ( công thức khó ghi quá).
Nếu dùng chỉ thị diphenylamine có Eo=0.76 thì tính như trên ta được sai số=-59.6%
Sai số lớn để có thể dùng chỉ thị này ta cần giảm thế của cặp Fe xuống bằng cách thêm H3PO4 tạo phức Fe(H2PO3)(2-) thế giảm xuống thì E điểm tương đương sẽ giảm xuống.

nhờ thầy cô anh chị xem xét:021_002:


Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:54 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !