Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   ĐỀ THI - BÀI TẬP (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=86)
-   -   các bài tìm CTPT hữu cơ giúp dùm (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=17497)

thu0710 02-06-2011 09:48 PM

các bài tìm CTPT hữu cơ giúp dùm
 
Bài 1: Đốt 12,2g hh gồm Ankan A và Anken B, thu được 35,2g CO2. Mặt khác cũng hh trên t/dung dd Br2 dư thấy có 16g Brom tham gia phản ứng. Tìm công thức phân tử của A và B.

Bài 2: Đốt 14,4g hh Ankan A và Anken B ( dều ở thể khi) thu được 44g CO2. Tìm CT phân tử A,B. Biết tỉ lể số mol B:A là 1:2.

Bài 3: cho 3,7g hh gồm CH4 và Anken X qua dd Br2 thấy thể tích giảm 1/3, đốt 3,7g hh trên thu dược 11g CO2. Tìm CT phân tử X.

Bài 4: Đốt 1,14g hh gồm Butan và Anken X thu được 1,792l CO2(dkc), mặt khác cũng lượng hh trên dẫn qua dd Brom dư thấy V giảm 2/3, tìm CT phân tử của X.

Bài 5:hh X gồm Ankan A và CH4. Để đốt 6,72l hh X cần 26,88l oxi thu dc 15,68l CO2 (cac khí đo ở dkc). Tìm CT phân tử của A và khối lg các chất trong hh X.

andat 02-07-2011 08:17 AM

Bài 1
Ankan:CH4,anken:C3H6
Bài 2
Ankan:C3H8 , anken:C4H8
Họăc ankan:C4H10, anken:C2H4
Bài 3:CTPT của X:C3H6
Bài 4:CTPT của anken:C2H4

thu0710 02-07-2011 10:14 AM

chi minh cach giai di

andat 02-07-2011 10:27 AM

Bai1: ankan:CnH2n+2:a mol, anken: CmH2m:b mol
a(14n+2) + 14mb= 12.2=>14na+2a+14mb=12.2 (1)
n(Br2 p.ư) = n(anken)=0.1 mol=b
n(CO2)=an+bm=0.8 mol=>14na+14mb=11.2 (2)
lấy 1-2 ta ra a=0.5 mol
=>0.5n+0.1m=0.8=>5n+m=8=>n=1, m=3 (vì n,m đều nguyên dương)
=>CH4 và C3H6
+ các bài sau giải tương tự

andat 02-08-2011 10:46 AM

Bài 5:
n(O2)=1.2 mol, n(CO2)=0.7 mol, nX=0.3 mol
Gọi công thức chung của 2 ankan là CnH2n+2
CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 -----> n CO2 + (n+1) H2O
0.3-------->(0.9n+0.3)/2------->0.3n mol
=> (0.9n+0.3)/2=1.2 => n=3
và 0.3n=0.7 và n=2.33
2.33< n <3 (n này là n trung bình nhé)
Mặt khác n1(CH4) < n < n2(A)
và A là chất khí =>n2(A)<=4
=>n2=4=>A là C4H10
CH4: amol, C4H10:b mol=> a + b = 0.3
a + 4b = 0.7 (tính theo số mol cacbon)
Giải hệ rồi tính theo yêu cầu bài toán

quynhan 02-08-2011 12:37 PM

[QUOTE=andat;76744]Bài 5:
n(O2)=1.2 mol, n(CO2)=0.7 mol, nX=0.3 mol
Gọi công thức chung của 2 ankan là CnH2n+2
CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 -----> n CO2 + (n+1) H2O
0.3-------->(0.9n+0.3)/2------->0.3n mol
[COLOR="Red"]=> (0.9n+0.3)/2=1.2 => n=3
và 0.3n=0.7 và n=2.33[/COLOR]
2.33< n <3 (n này là n trung bình nhé)
Mặt khác n1(CH4) < n < n2(A)
và A là chất khí =>n2(A)<=4
=>n2=4=>A là C4H10
CH4: amol, C4H10:b mol=> a + b = 0.3
a + 4b = 0.7 (tính theo số mol cacbon)
Giải hệ rồi tính theo yêu cầu bài toán[/QUOTE]
mình không hiểu chô màu đỏ của bạn tại sao lại ra như thể.cùng 1 PT sao có thể có 2 giá trị của n:24h_035:

sbs 02-08-2011 12:40 PM

ở đâu mà cùng 1 phương trình
chị xem kĩ lại đi t có thấy chỗ nào cùng 1 phương trình
0.3n là số mol CO2, còn (0.9n+0.3)/2 là số mol ô xi

andat 02-08-2011 12:47 PM

Mình cũng xin lưu ý bạn quynhan nhé , n ở đây là n trung bình
Ta đưa n trung bình(TB) vào 2 p.t khác nhau về số mol của oxi và CO2 để tìm giới hạn của nTB
Mình không chắc cách tìm giới hạn của nTB có chính xác không
Nếu không đúng xin chỉ hộ mình lỗi sai và đưa ra hướng giải

quynhan 02-08-2011 01:16 PM

[QUOTE=andat;76744]Bài 5:
n(O2)=1.2 mol, n(CO2)=0.7 mol, nX=0.3 mol
Gọi công thức chung của 2 ankan là CnH2n+2
CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 -----> n CO2 + (n+1) H2O
0.3-------->(0.9n+0.3)/2------->0.3n mol
=> [COLOR="Red"](0.9n+0.3)/2=1.2 => n=3[/COLOR]
và 0.3n=0.7 và n=2.33
2.33< n <3 (n này là n trung bình nhé)
Mặt khác n1(CH4) < n < n2(A)
và A là chất khí =>n2(A)<=4
=>n2=4=>A là C4H10
CH4: amol, C4H10:b mol=> a + b = 0.3
a + 4b = 0.7 (tính theo số mol cacbon)
Giải hệ rồi tính theo yêu cầu bài toán[/QUOTE]
ý mình nói là cùng 1 pT cháy cơ.cái dòng màu đỏ là không chính xác.bạn tính lại nhé.mình thấy n trung bình=2.33 thì trường hợp n2=3 vẫn thỏa mãn.bạn ko thể xét 2 PT với CO2.O2 mà cho 2 kết quả của n trung bình

hoangthanhduc 02-08-2011 02:59 PM

[QUOTE]=> (0.9n+0.3)/2=1.2 => n=3[/QUOTE]
Ở đây n=2.3333
[QUOTE]và 0.3n=0.7 và n=2.33[/QUOTE]
gì mà làm đến 2 n vậy bạn quá vô lý:014:

andat 02-08-2011 05:07 PM

T­hực ra mình cũng không chắc chắn về cách làm của mình .Còn việc có 2 giá trị của n là để tìm giới hạn của nTB -có lẽ không chính xác lắm
Vì vậy mình xin sửa lại như sau có gì sai xin mọi người chỉ giúp
Gọi CT chung của 2 ankan là CnH2n+2 (n trung bình)
CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2----> n CO2 + (n+1) H2O
1.2 0.7 mol
->có p.t (3n+1)/2.4=n/0.7->n=2.33
Có n1(CH4) < n < n2(A) và n2 <=4 (vì A là chất khí)->n2= 3 hoặc 4
-------
Tuy nhiên mình vẫn chưa hiểu tại sao khi mình hay số liệu vào p.t cháy lại dẫn đến kết quả nTB= 3
Liệu rằng n=2.33 như kết quả mình vừa làm đã là kết quả chính xác
Mong các bạn tìm và chỉ giúp nguyên nhân dẫn đến cái sai của mình

sbs 02-08-2011 05:23 PM

[QUOTE=hoangthanhduc;76761]Ở đây n=2.3333

gì mà làm đến 2 n vậy bạn quá vô lý:014:[/QUOTE]

bạn hoangthanhduc mai mốt nếu có reply thì làm ơn đọc kĩ những bài trên giùm nhé
[QUOTE]Mình cũng xin lưu ý bạn quynhan nhé , n ở đây là n trung bình
[COLOR="Red"]Ta đưa n trung bình(TB) vào 2 p.t khác nhau về số mol của oxi và CO2 để tìm giới hạn của nTB
Mình không chắc cách tìm giới hạn của nTB có chính xác không
Nếu không đúng xin chỉ hộ mình lỗi sai và đưa ra hướng giải[/COLOR]
[/QUOTE]

sbs 02-08-2011 05:36 PM

ủa mà bạn andat bạn làm bậy cái gì vậy, phương trình đầu vẫn ra 2.33 mà????
T hiểu cái ý tưởng tìm giới hạn của bạn, nhưng nó không phải trong bài toán này. Việc bạn ra 2 kết quả n lúc đầu t tưởng là như vậy, nhưng quên mất là đang cùng 1 phương trình đốt cháy, vì ở cùng 1 phương trình phản ứng như vậy thì hầu hết chỉ có 1 kết quả mà thôi, rốt cuộc thì ra bạn bấm máy sai, bó tay

hoangthanhduc 02-08-2011 08:04 PM

[QUOTE=sbs;76772]bạn hoangthanhduc mai mốt nếu có reply thì làm ơn đọc kĩ những bài trên giùm nhé[/QUOTE]
Mình không hiểu ý cậu:24h_035:, mình nói ở đây là làm sao tự nhiên n=2.333 rồi còn có n=3 nữa chẳng nhẻ ko phải, bạn sbs giải thích dùm mình xem:24h_065:

nhen 02-08-2011 09:04 PM

[QUOTE=sbs;76774]ủa mà bạn andat bạn làm bậy cái gì vậy, phương trình đầu vẫn ra 2.33 mà????
T hiểu cái ý tưởng tìm giới hạn của bạn, nhưng nó không phải trong bài toán này. Việc bạn ra 2 kết quả n lúc đầu t tưởng là như vậy, nhưng quên mất là đang cùng 1 phương trình đốt cháy, vì ở cùng 1 phương trình phản ứng như vậy thì hầu hết chỉ có 1 kết quả mà thôi, rốt cuộc thì ra bạn bấm máy sai, bó tay[/QUOTE]

Mình không hiểu ý cậu, mình nói ở đây là làm sao tự nhiên n=2.333 rồi còn có n=3 nữa chẳng nhẻ ko phải, bạn sbs giải thích dùm mình xem

HoangThanhDuc à! Sbs đã giải thích rồi đó thôi! Chỗ phương trình
[COLOR="Red"]=> (0.9n+0.3)/2=1.2 => n=3 [/COLOR]
là do bạn andat bấm máy tính sai thôi, ntb ra là 2,33. Vấn đề chỉ có thế thôi mà!
Khi đó thì ta nên bỏ dòng [COLOR="Red"]và 0.3n=0.7 và n=2.33[/COLOR]
vì theo tớ nó chẳng có ý nghĩa gì cả! Chính xác là không cần thiết phải đưa nó vào.
:24h_044: Hết!


Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:28 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !