Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=66)
-   -   Lý thuyết hóa học phổ thông (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=2661)

linh 03-25-2006 09:14 PM

Câu hỏi hóa vô cơ
 
xinh thầy cho em hỏi:tại sao khi nung thanh sắt thì tạp chất lại tập trung tại phần bị nung

minhtruc 08-17-2006 12:17 PM

[QUOTE=quiphong]MẤY ANH CHỊ CHO EM HỎI GIỮA SẮT VÀ INOX CÁI NÀO NẶNG HƠN VẬY. CÁI NÀO CÓ TỈ TRỌNG LỚN HƠN. :pocolo ([/QUOTE]
Tỉ trọng của Fe khoảng 7.2g/cm3 (tra tỉ trọng các vật liệu trong trang [url]http://www.mcelwee.net/html/densities_of_various_materials.html[/url]). Trong khi đó tỉ trọng của inox thì tùy thuộc vào hàm lượng Crom (Ít nhất phải có trên 12% crom) dao động trong khoảng 7.6-8.0 g/cm3

aqhl 08-31-2006 12:04 PM

Lý thuyết acid-baz
 
Con người có lẽ đã ý thức về acid và baz từ thời tiền sử. Giấm, sữa chua, nước chanh đều có vị chua là các acid (tiếng Latin acere nghĩa là chua); baz liên quan trong các quá trình nung đá vôi tạo vôi tôi (CaO), nước rửa tro (Na2CO3 & K2CO3) trộn nước vôi Ca(OH)2 tạo NaOH & KOH; alkaline (baz) xuất phát từ tiếng Ả Rập al-qily nghĩa là roasting hay calcined ashes. Khoảng năm 700 các nhà giả kim Ả Rập đã điều chế được HNO3 và acid acetic. Kỹ thuật tạo xút từ tro đã có từ những năm 900. Khoảng năm 1200, H2SO4 được tổng hợp. Khoảng năm 1600, nhà máy nhỏ sx acid và muối (pư trung hòa) được xây dựng. Khoảng 1660, Robert Boyle phát hiện acid chuyển quỳ thành đỏ, baz chuyển quỳ thành xanh.

Lý thuyết acid - baz đầu tiên do Antoine Laurent Lavoisier đề xuất những năm 1770. Ông cho rằng tính acid là do oxygen tạo nên (HNO3, H2SO4). Lý thuyết này sụp đổ vào những năm 1800 khi Humphry Davy với acid HCl và Joseph Gay-Lussac với acid HCN cho thấy ko có oxygen trong phân tử.

Khoảng năm 1830, Justus von Liebig định nghĩa acid là chất chứa hydrogen có thể bị thay thế bởi kim loại và baz làm chất có thể trung hòa acid.

Khoảng năm 1880, lý thuyết acid baz Arrhenius ra đời. Arrhenius định nghĩa acid là chất phân ly trong nước cho H+, baz là chất phân ly trong nước cho OH-. Lý thuyết này có hạn chế như không giải thích được khi dung môi khác nước, tại sao NH3 là baz, H+ tồn tại trong nước dạng nào...

Lý thuyết Bronsted-Lowry ra đời năm 1923 là bổ sung quan trọng cho lý thuyết Arrhenius. Lý thuyết này định nghĩa acid là chất cho H+, baz là chất nhận H+. Lý thuyết này mở rộng rất nhiều các acid và baz. Lý thuyết này được dùng nhiều nhất trong thực tiễn.

Lý thuyết acid-baz tổng quát hơn lý thuyết Bronsted-Lowry cũng ra đời năm 1923 do Gilbert Newton Lewis đề xuất. Ông định nghĩa acid là chất nhận cặp e, và baz là chất cho cặp e.

Một số lý thuyết acid baz khác là Lý thuyết hệ dung môi (solvent-system theory), lý thuyết Lux-Flood, lý thuyết Usanovich. Lý thuyết hệ dung môi xuất hiện trước lý thuyết Lewis. Lý thuyết này coi dung môi có thể tách thành 2 phần tử mang điện tích âm và điện tích dương. Acid là chất khi cho vào dung môi làm tăng phần tử điện tích dương hoặc giảm phần tử mang điện tích âm. Baz thì ngược lại. Lý thuyết Lux-Flood định nghĩa acid là chất nhận ion O(2-), baz là chất cho ion O(2-). Lý thuyết Usanovich là lý thuyết tổng quát nhất. Lý thuyết này định nghĩa acid là chất nhận các phần tử mang điện tích âm hoặc cho các phần tử mang điện tích dương. Vì lý thuyết này bao hàm cả các pư oxy hóa khử nên ít được dùng.

Vào những năm 1930, các superacid bắt đầu được tổng hợp. Đến những năm 1970, SbF5 được thêm vào các superacid tạo ra các acid có độ mạnh hàng ngàn tỷ lần mạnh hơn H2SO4. George A Olah (Nobel Chemistry 1994) tổng hợp ra các acid này và ông gọi là các acid ma thuật. Các acid này có thể cho H+ cho bất kỳ chất nào. Superbaz xuất hiện từ những năm 1850. Các superbaz chủ yếu là các alkali-organyl như butyl-potassium có thể lấy H+ từ bất cứ chất nào.

Đến nay vẫn chưa có lý thuyết nào giải thích tính acid-baz của các superacid và superbaz. Chúng ta có quyền hy vọng các nhà HÓA HỌC Việt Nam sẽ đưa ra lý thuyết cho các acid - baz ma thuật này chăng ?

longraihoney 10-05-2006 04:14 PM

Hỏi về H4SiO4 và quá trình phong hóa đá
 
cho em hỏi vài nét về tính chất hoá học của chất đó...

Và ai đó làm ơn cho em biết vài công thức hoá học của các loại đá dễ bị phong hoá hoá học đi ạ... ( thay đổi tính chất hoá học trong dk thông thường hay mưa rơi...) thankss

aqhl 10-06-2006 03:25 AM

H4SiO4 chỉ là 1 acid yếu thôi, pKa1=9.84, pKa2=13.2.

Tùy vào loại đá sẽ có thành phần chính khác nhau:

[IMG]http://img239.imageshack.us/img239/7217/rockmj3.jpg[/IMG]

phunggiathinh 10-16-2006 09:27 PM

Hỏi về chất xúc tác
 
Ai cũng biết là chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa. Vậy thì bằng cách nào mà chất xúc tác làm được như vậy và làm như thế nào?
Trong phương trình Arrhenius
k=Ae^(-Ea/RT)
Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng bằng cách giảm Ea thì rõ rồi. Vậy chất xúc tác có làm tăng hệ số lũy thừa A hay không? Và như thế nào luôn nha :nhau (

bluemonster 10-16-2006 11:26 PM

[QUOTE=phunggiathinh]Ai cũng biết là chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa. Vậy thì bằng cách nào mà chất xúc tác làm được như vậy và làm như thế nào?[/quote]
Về cơ chế chung xúc tác làm giảm Ea của process, đó là do chất xúc tác tạo với tác chất phản ứng một intermediate có năng lượng bền hơn nếu là intermediate đó đứng riêng một mình mà ko có sự giúp đỡ của xúc tác.
Chẳng hạn như một vài phản ứng hữu cơ mà xúc tác thấy rất rõ nhé :
+Bạn lật tới bài alkene của sách hữu cơ thầy Thạch, sẽ thấy tác dụng của hệ xúc tác Ni - Pd tới việc hình thành intermediate, bằng cách hệ xúc tác này sẽ hấp phụ hydrogen, và chỉ đợi thằng alkene tới phản ứng, thao tác này làm giảm hẳn động năng của hydrogen, cũng như làm cho việc attack hydrogen vào double bond của alkene trở nên dễ dàng hơn.
+MỘt phản ứng nữa, đó là xúc tác Hg2+ trong phản ứng ức chế phản ứng cộng vào alkyne, tác nhân là H2O, nó sẽ tạo ra intermediate vòng có năng lượng thấp hơn nhiều so với việc tạo trực tiếp carbocation mà cation site nằm ngay C sp2 - một nguyên tử có độ âm điện cũng cao ! Nên nhớ rằng, khi cation site đính trên nguyên tử có độ âm điện lớn thường rất không bền, năng lượng của hệ tăng cao !!!
+Hay một phản ứng thú vị nữa mà ở đây, xúc tác cũng chính là môi trường tất yếu, đó là khi tổng hợp ra hợp chất Grihnar (hix, hình như ghi sai, mà đại loại là hợp chất hữu cơ kim loại hay hợp chất cơ kim), ether ở đây đóng vai trò là môi trừơng non-proton cho thằng cơ kim tồn tại, mặt khác, phải dùng ether chứ ko thể dùng những thằng khác vì Oxygen ở đây đem cặp electron của nó làm bền hoá sản phẩm. hix, nói tới đây mới thấy hơi nhầm, đây ko phải tác dụng xúc tác, nhưng nó cũng một phần thúc đẩy tiến trình phản ứng sinh ra cơ kim, để cho Oxygen làm bền.

[quote]
Trong phương trình Arrhenius
k=Ae^(-Ea/RT)
Chất xúc tác làm tăng vận tốc phản ứng bằng cách giảm Ea thì rõ rồi. Vậy chất xúc tác có làm tăng hệ số lũy thừa A hay không? Và như thế nào luôn nha :nhau ([/QUOTE]
Cái này mình ko rõ lắm, phải nhờ mấy sếp catalyst như aqhl, hay nguyencyberchem, hanh_khat thui !!! :doctor (

kenshin 10-22-2006 01:15 PM

Su Phan Cuc
 
Theo minh duoc biet thi chat phan cuc de tan (tan nhieu)trong dung moi phan cuc con chat ko phan cuc thi nguoc lai vd nhu pu KI +Cl2 tao thanh iot nhung ko ro khi cho benzen vao lac thi ta thay lop benzen co mau tim Cac bn giai thich gium minh voi

bluemonster 10-22-2006 02:09 PM

[QUOTE=kenshin]Theo minh duoc biet thi chat phan cuc de tan (tan nhieu)trong dung moi phan cuc con chat ko phan cuc thi nguoc lai vd nhu pu KI +Cl2 tao thanh iot nhung ko ro khi cho benzen vao lac thi ta thay lop benzen co mau tim Cac bn giai thich gium minh voi[/QUOTE]
Cái này cũng dễ hiểu thôi bạn !!! Theo như bạn nói thì chất phân cực dễ tan trong dung môi phân cực và ngược lại, chứ đâu có nói là ko tan hoàn toàn đâu !!!
Thực chất thì I2 có tan một phần trong benzene, tỉ lệ giữa I2 trong pha phân cực với I2 trong pha ko phân cực được gọi là hệ số phân bố !!!
Hệ số phân bố trong những điều kiện nhiệt độ áp súat nhất định thì bằng constant !!!
Thế nhé !!!
:ot (

lmqcuong1611 10-23-2006 09:06 PM

Kích thước nguyên tử
 
Chào mọi người trên diễn đàn !
Hôm nay trong giờ học anh văn chuyên ngành, thầy tui hỏi: em có nhìn thấy kính hiển vi điện tử chưa? sau đó thầy hỏi : ta có thể thấy được nguyên tử bằng kính hiển vi điện tử không ? Tui đã trả lời là không thấy được.Thầy tui nói là mình có thể nhìn thấy nguyên tử bằng kính hiển vi điện tử. Tui hong biết đúng hay sai nữa, nhưng theo tui biết là mình không thể thấy được nguyên tử bằng kính hiển vi mà. Thế ý kiến của mấy bạn thì sao ?

bluemonster 10-23-2006 09:23 PM

Anh vào đây tham khảo thử xem !!! Hình như kính hiển vi điện tử mô tả trong bài viết này là kính chuyên dụng để nhìn các nano material luôn !!!

[url]http://en.wikipedia.org/wiki/Electron_Microscope[/url]

Thầy anh phát biểu exactly !
:thohong(

aqhl 10-23-2006 11:37 PM

Kính hiển vi thì có 3 loại chính: quang học, điện tử và đầu dò.

Kính hiển vi quang học, chiếu ánh sáng kha kiến vào mẫu, từ đó ghi nhận các tia sáng phản xạ, hoặc truyền qua. Độ phóng đại thấp khoảng 1500 lần, độ phân giải đến khoảng 2 micromet.

Kính hiển vi điện tử, chiếu chùm electron, sau đó ghi nhận các electron thứ cấp, electron phản xạ, hoặc truyền qua. Tùy vào cách ghi nhận electron mà có các loại kính hiển vi điện tử khác nhau (TEM, SEM, STEM, REM...). Độ phóng đại đến khoảng 2 triệu lần, độ phân giải đến khoảng angstrom.

Kính hiển vi đầu dò (probe microscope), dùng tip (đầu dò nguyên tử) rà gần bề mặt mẫu, ghi nhận tương tác điện hoặc từ giữa tip và các nguyên tử trên bề mặt. Có các loại khác nhau, STM, SPM, AFM, MFM...Độ phóng đại khoảng 5 triệu lần, độ phân giải đến nhỏ hơn angstrom.

Kính hiển vi có độ phân giải lớn nhất hiện nay, TEAM, độ phân giải ở khoảng 0.5 angstrom. Tuy nhiên chỉ cho hình ảnh 2 chiều, và đang nghiên cứu phân giải cho hình ảnh 3 chiều. Lúc đó mới có thể nhìn thấy rõ nguyên tử.

Ảnh TEAM của các nguyên tử C trong diamond:

[IMG]http://img264.imageshack.us/img264/5041/041112diamond2200qr6.jpg[/IMG] [IMG]http://img162.imageshack.us/img162/7858/041112diamond1200kq1.jpg[/IMG]

longraihoney 10-30-2006 06:10 PM

Cần một kiến thức chính xác
 
HF là một axit yếu... trong nước phân ly thành các phức nên có khả năng tạo thành muối axit còn vì sao yếu thì do hàm lượng H3O+ của nó khi phân ly tạo ra không lớn lắm vì vậy thểhiện tính axit không mạnh ( là axit yếu nhất trong các họ axit) Còn các phức thì lần lượt HF2- H2F3-... chạy lên H4F5-... ^ ^ nhưng em cần câu trả lời chính xác hơn cho nguyên nhân HF yếu :hiphop (

bluemonster 10-30-2006 08:38 PM

[QUOTE=longraihoney]HF là một axit yếu... trong nước phân ly thành các phức nên có khả năng tạo thành muối axit còn vì sao yếu thì do hàm lượng H3O+ của nó khi phân ly tạo ra không lớn lắm vì vậy thểhiện tính axit không mạnh ( là axit yếu nhất trong các họ axit) Còn các phức thì lần lượt HF2- H2F3-... chạy lên H4F5-... ^ ^ nhưng em cần câu trả lời chính xác hơn cho nguyên nhân HF yếu :hiphop ([/QUOTE]
HF yếu là do liên kết giữa H - F nội phân tử cũng như liên phân tử bền chặt, làm giảm hẳn tính acid của HF, nếu ta cắt được HF ra sẽ sinh ra một năng lượng rất lớn !!!
Nhưng khi nồng độ của HF cao đến độ tinh khiết, tính acid tăng đột ngột !
Lí do:
Xảy ra phương trình:
2HF --> H+ + FHF-
anion FHF rất bền, có thể tìm thấy trong các muối như KHF2 hay NH4HF2 !
Do vậy, phương trình trên có khuynh hướng chuyển dịch về bên trái, và do đó, H+ sinh ra mãnh liệt, tính acid tăng !
:tantinh (

longraihoney 11-01-2006 12:14 PM

Tách đồng vị
 
Em thực sự chưa hiểu lắm về cái từ chuẩn độ ở đây... theo em nghĩ chắc là xác định nồng độ của một chất trong dung môi của nó thôi phải không :nhamhiem hay là nó còn có một ý nghĩa khác trong hoá phân tích... Mà có ai hứng thú với các bài nhận biết tách chất ĐỒNG VỊ của cùng một nguyên tố không :ungho ( nếu ủng hộ em sẽ cùng mọi người thảo luận ( cái này chắc không thi QG nhưng :chui ( trên tiêu chí là học vì kiến thức và trúng em đam mê tách chiết nữa :water ( nên mọi người có hứng thú mình chơi cho vui :hiphop ( )

VD tách nước nặng và nước bình thường bằng một pp đơn giản nhất... nêu các giai đoạn của phương pháp :noel1 (

cherry_fly 11-01-2006 09:03 PM

Hỏi phương pháp điều chế khí Flo
 
Hôm nọ em có đọc một tài liệu nào đó về điều chế khí Flo. Trong đó người ta có dùng chất K2MnF6. Em không biết nó là chất gì. Mong được mọi người giúp đỡ

longraihoney 11-02-2006 12:07 PM

K2MnF6 là một hợp chất có tính oxi hoá mạnh...lúc này Mn có số oxi hoá là +4 ( chất này có khả năng lên đến +6 trong K2MnO4 chẵng hạn) :nhacto ( khi cho tác dụng với acid nó sẽ giải phóng ra Flo... tuy nhiên điều chế Flo rất nguy hiễm vì nó có thể gây mù mắt ta ngay khi tiếp xúc và rất độc ( có màu lục nhạt khác với Clo màu vàng nhạt) có thể điều chế Flo bằng các cách khác vd như điện phân muối florua cũng ổn mà :noel3 (

electronic 11-07-2006 12:16 AM

Nước bình thường chứa chưa đến 200ppm D20. Quá trình tách :
Cách 1/ Nguyên lý: có sự trao đổi của D2S và D2O. Ở nhiệt độ thấp deuteri từ H2S đi vào trong H20 và ngược lại ở nhiệt độ cao.
Người ta dùng tháp cho nước nguội từ trên đi xuống và khí H2S nóng từ dưới đi lên. Ta sẽ có 1 phần nước giàu deuteri và 1 phần khí H2S giàu D2S. Lặp lại quá trình vài lần thu được nước có khoảng 30% D. Sau đó nước này được lọc đựa vào ái lực khác nhau của H và D để nước nặng dùng trong các lò phản ứng hạt nhân.
Cách 2/ tương tự sự trao dổi trên nhưng dùng ammonia.
Chắc chắn quá trình này còn co sự tham gia của chất xúc tác.

aqhl 11-12-2006 05:43 PM

Clusius và Dickel phát triển phương pháp tách 2 đồng vị Cl bằng khuyếch tán nhiệt HCl năm 1939. Khuyếch tán nhiệt là hiện tượng xuất hiện gradient nồng độ hỗn hợp khí khi hiện diện gradient nhiệt độ.

Sơ đồ:

[IMG]http://img165.imageshack.us/img165/8789/khuyechtanob2.jpg[/IMG]

Cột tách chia làm 4 đoạn. Đoạn 1 gồm 2 ống thủy tinh, bên trong là dây tóc xoắn nhiệt độ 370 oC, bên ngoài ống là nhiệt độ phòng. 3 đoạn sau giống nhau, gồm 2 ống thủy tinh và dây tóc bên trong nhiệt độ 375 oC. Mỗi đoạn gồm 2 ống thủy tinh ghép lại, ngăn ko cho HCl quay ngược lại hệ thống.

Cấu trúc ống thủy tinh phần dưới:

[IMG]http://img150.imageshack.us/img150/4588/khuyechtanhf8.jpg[/IMG]

Cấu trúc ống thủy tinh phần trên:

[IMG]http://img165.imageshack.us/img165/130/khuyechtanns2.jpg[/IMG]

Khí HCl hình thành bằng cách cho acid HCl đậm đặc nhỏ vào acid H2SO4 đậm đặc. Để quá trình tách cân bằng khoảng 18-20 ngày ta thu được 2 phần, phần nặng và phần nhẹ chứa tỷ lệ các đồng vị khác nhau.

[B]Tách 2 đồng vị trong pha lỏng[/B]: Ngoài pp tách trên pha khí, tách pha lỏng cũng được nghiên cứu: dùng các dẫn xuất chứa Cl như trichloroethylene, butyl, amyl, và hexyl chlorides, carbon tetrachloride...

Sơ đồ: ta cũng thu được 2 phần nặng nhẹ như ở pha khí.

[IMG]http://img150.imageshack.us/img150/2663/dongviqc5.jpg[/IMG]

@longrai: nghe nói chú còn nhiều "tuyệt chiêu" phần đồng vị, ta có 2 câu hỏi nhỏ cho chú đây:
1, làm sao xác định hàm lượng mỗi đồng vị ở từng phần nặng và nhẹ
2, làm sao tách các đồng vị của oxygen (câu này ko liên quan đền tách đồng vị Cl)

longraihoney 11-18-2006 12:16 PM

Urani giàu

Nguyên tố Urani, được phát hiện hơn 200 năm trước (năm 1789) bởi nhà hoá học M.G. Klapơrôt (người Đức).

Và tên nguyên tố này chính là tên gọi để kỷ niệm sự kiện phát hiện ngôi sao Urani, hay Thiên Vương Tinh trong Thái dương hệ của chúng ta.

Ngay từ đầu, nhiều đặc tính thông thường của Urani đã được khám phá.

Chẳng hạn, đó là kim loại nặng, màu trắng bạc, nhiệt độ nóng chảy 1133 độ C và nhiệt độ sôi là 3.500 độ C.

Chẳng có gì đáng chú ý nếu nguyên tố Urani không có một thuộc tính rất quan trọng - tính phóng xạ.

Chính với phát minh tia phóng xạ tự nhiên phát ra từ quặng Urani và Thôri, Marie Curie cùng chồng (Pierre Curie) và người thầy của mình (Henry Becquerel) đã được trao tặng Giải Nobel Vật lý năm 1903.

Không dừng ở đó, Marie Curie giành hẳn tám năm để tìm tòi những chất phóng xạ ẩn chứa trong quặng Urani và đưa đến cho nhân loại một công cụ quý giá sử dụng trong lĩnh vực y học, địa chất v.v...Và vinh quang lại đến với bà: Một giải Nobel thứ hai đã được trân trọng trao tặng riêng cho Marie Curie (1911), giải Nobel Hoá Học về phát minh các nguyên tố mới chưa hề biết trước đó - Radi và Poloni .

Nhưng quan trọng nhất và có ý nghĩa nhất đối với Urani là tính chất phân hạch của U-235, được các nhà khoa học lỗi lạc E. Fermi (Ý), O. Hahn và Ph. Strassman (Đức) phát hiện vào những năm 30 của thế kỷ trước.

Dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U -235 bị phân ra hai mảnh, đồng thời giải phóng 2-3 nơtron mới và toả ra một năng lượng lớn 200 MeV (200 triệu điện tử-vôn).

Như đã nói ở trên, chỉ 1kg Urani giàu trong “Chú Nhóc Con” đã phát ra năng lượng khổng lồ tương đương 15 ngàn tấn thuốc nổ TNT!

Chính tính chất này đã biến Urani thành một loại nhiên liệu lý tưởng sử dụng cho mục đích quân sự là chế tạo thuốc nổ hạt nhân hoặc ứng dụng trong mục đích hoà bình là xây dựng nhà máy điện hạt nhân (dùng năng lượng hạt nhân làm ra điện).

Các tài liệu địa chất cho biết Urani tự nhiên tồn tại dưới dạng hỗn hợp ôxit urani U2O8 trong quặng pesơblin.

Quặng này là nguyên liệu xuất phát để điều chế kim loại nguyên chất hoặc các hợp chất khác.

Họ cũng xác định rằng lượng Urani có trong quả đất tương đối ít, hàm lượng trung bình trong đất đá chỉ chiếm khoảng ba phần triệu (3.10 4%), gần như cùng hàm lượng của các nguyên tố hiếm hoi khác như Bo, Môlipđen, Ytecbi và Tali.

Kim loại Urani lại gồm hai thành phần đồng vị chủ yếu, U-238 và U-235.

Trong đó, U-238 chiếm hàm lượng áp đảo với 99,7%. Còn đồng vị U-235 quá ư nghèo, chỉ chiếm 0,3% (tức 3 phần ngàn). Điều oái oăm là U-235 hiếm, nhưng quý. Vì chỉ U-235 mới tham gia phản ứng hạt nhân dây chuyền, một phản ứng cần thiết để duy trì sự cung cấp nhiệt cho hoạt động của nhà máy điện hay tạo nên vụ nổ cần thiết.

Nói cách khác, chỉnh hạt nhân U-235 này mới là nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân hoặc “thuốc nổ” của bom nguyên tử.

Trong thực tế, khó có thể tách được một lượng U-235 ròng tuyệt đối.

Chỉ có thể làm giàu đồng vị U-235 trong hỗn hợp kim loại Urani đến một tỉ lệ nhất định. Với độ giàu khoảng 5% (hay U-235 giàu 5%), kim loại hỗn hợp Urani đã có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân.

Nhưng để làm chất nổ cho bom nguyên tử thì U-235 phải chiếm trên 90% trong hỗn hợp kim loại Urani. Người ta gọi đó là Urani 'giàu'.

Công nghệ 'làm giàu' Urani

Như vậy, quá trình tăng thành phần U-235 trong kim loại hỗn hợp Urani được gọi là công nghệ làm giàu Urani.

Quá trình này trở nên rất quan trọng, nếu không nói là quyết định để biến chất Urani thành thứ vật liệu quý hiếm như vậy.

Phương pháp ly tâm để tách đồng vị U 235 ra khỏi U-238 dựa trên sự khác nhau về lực ly tâm của các phân tử khí nhẹ và nặng hơn. Sự tách riêng bằng phương pháp ly tâm được thực hiện trong các xy lanh quay. Hỗn hợp các phân tử các loại khác nhau khi đi vào các xy lanh quay được tách thành hai dòng. Những phân tử nặng hơn bị gạt ra vùng ngoại biên của máy ly tâm và chuyển động xuống dưới dọc theo thành ngoài, còn cũng những phân tử ấy nhưng nhẹ hơn thì bị đẩy vào phần trung tâm hướng lên trên dọc theo trục của máy ly tâm. Trong phương pháp này, U 238 và U 235 chỉ đạt được sự tách riêng hoàn toàn khi cho hỗn hợp khí đi qua máy liên tục hàng nghìn lần. (Theo 'Định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn các nguyên tố của Mendeleep'. N.P.Agaphosin, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội-1981).

Hiện nay, có nhiều phương pháp để làm giàu Urani như: Tách đồng vị điện từ (Electromagnetic Isotope Separation), Khuếch tán nhiệt (Thermal Diffusion), Khuếch tán khí (Gaseous Diffusion), Khí động học (Aerodynamic Processes), tách đồng vị La-de (Laser Isotope Separation), Trao đổi iôn và hoá học (Chemical and Ion Exchange), Tách Plasma (Plasma Separation) và Khí ly tâm (Gas Centrifuge).

Phương pháp phổ biến để làm giàu Urani hiện nay là phương pháp ly tâm (Iran hiện đang sử dụng phương pháp này).

Muốn đạt độ giàu U-235 càng cao và thu được khối lượng nhiên liệu lớn, cần có nhiều máy ly tâm, hàng trăm, hàng nghìn và thậm chí hàng chục nghìn cỗ máy.

Rõ ràng, với hàng trăm máy siêu ly tâm đang làm việc hết công suất, Iran đã có công nghệ làm giàu Uran.

Quốc tế, trước hết là các siêu cường trong Hội đồng bảo an LHQ, đang hết sức quan ngại, đó cũng là điều dễ hiểu.

Không chỉ vậy, Iran còn làm tăng cơn sốt của cuộc khủng hoảng bằng tuyên bố về ý định xây dựng lò phản ứng hạt nhân nước nặng.

tuanpoke 12-03-2006 08:32 AM

Hình học trong hóa học!!!
 
Hiện tại đang gặp 1 ít khó khăn về mấy các dạng hình trong kgian của 1 số chất như lập phương tâm khối, tâm diên.. Mình ko biết vì sao người ta lại xếp nó như vậy, trong lớp mấy thầy cô nói phần đó ko cần xem nhiều nhưng thấy ức lăm?/. Việc xác định như vậy để làm gi?? Bạn nào biết làm ơn nói cụ thể hẹn

longraihoney 12-03-2006 03:09 PM

Ờ thì cái này là do cấu trúc không gian của các nguyên tố... phụ thuộc vào bán kính nút mạng ô cơ sở rồi một số hàm sóng nữa... anh mua cuốn CẤU TẠO CHẤT VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC của Đào Đình Thức về tham khảo đi... chứ cái này đọc cho biết thôi... chã ai quan tâm trừ khi ôn thi QT... :chan ( hay là một người nghiên cứu khoa học cả anh à :ngungay (

golddawn 12-03-2006 04:14 PM

Lãnh vực này thuộc về hình học tinh thể và không dễ nuốt. Thầy cô nói không cần quan tâm tới hình học tinh thể cũng có hai lý do ( đây không phải là sự bào chữa cho sự thiếu sót của thầy cô):
Thứ nhất hình học tinh thể không nói lên được liên kết hóa học trong chất rắn. Hình học tinh thể đơn giản chỉ áp dụng các mối quan hệ toán học về đối xứng để tìm ra sự sắp xếp tối ưu trong tinh thể với các tiểu phân sắp xếp là các quả cầu. Các kết luận rút ra từ hình học tinh thể rất có ích cho các phương pháp khác như nhiễu xạ tia X, nhiễu xạ neutron ...Toàn bộ 7 hệ tinh thể, 230 nhóm đối xứng và các quy tắc khác trong tinh thể học cơ bản đều rút ra từ hình học tinh thể
Thứ hai hóa tinh thể bao gồnm nhiều phần, trong đó có hình học tinh thể và hóa học tinh thể. Địa chất và vật lý chất rắn quan tâm nhiều đến hình học tinh thể, hoá học tinh thể là đối tượng quan tâm của chúng ta và có một ngành học gọi là crystallography chuyên về khào sát cấu trúc và đưa ra các quan niệm về liên kết tinh thể. Rất tiếc là chúng ta chưa có ai đủ trỉnh độ để phân tích và nắm trọn vẹn lãnh vực hóa tinh thể và crystallography cả. Lý do rất đơn giản, chúng ta thiểu cả phương tiện lẫn con người.
Tuy nhiên, về nhưng hình học tinh thể cơ bản như lập phương thì hoàn toàn không có khó khăn gì cả . Người ta không ngẫu nhiên xếp nó như vậy đâu . Căn cứ và giản đồ nhiễu xạ và các hệ quả từ hình học tinh thể, ta hoàn toàn có thể kết luận được một số ô mạng đơn giản ( đặc biệt là với tinh thể kim loại). Nếu có thời gian tôi sẽ post một bài về cái này. Tuy nhiên với các cấu trúc oxid hay hợp chất vô cơ bậc 2 bậc ba thì việc xét đoán không dễ dàng. Rất tiếc phải thừa nhận là tôi có thử nghiên cứu nhưng sau đó bỏ tại vì khó khăn nhiều quá, thời gian, công sức hiểu, trải nghiệm thực tế, và hoàn toàn không có ai có quan tâm giống như tôi. Một mình trong khoa học giống như anh lênh đênh trên biển cả trong đêm tối cũng giống như một mình trong sa mạc. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu. Không một ai bỏ hết công sức làm một điều vô bổ chỉ để tìm một lời giải thích mà chưa chắc đã đúng tại vì những gì chúng ta đọc và nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của thực tế. Hoá học cho tới nay vẫn là khoa học thực nghiệm nghĩa là anh căn cứ trên kinh nghiệm và kiến thức học được để đưa ra một ý tưởng và cần phải kiểm định là ý tưởng đó bằng thực nghiệm, một quá trỉnh có thể mất hàng chục năm đó bạn. Cái chính là ai trả tiền nuôi sống bạn và gia đình bạn để cho bạn có thể hy sinh cuộc đời để làm công việc tiên phong và cao cả đó. Thực tế là không ai trả (trừ nhà nước) cho bạn làm điều đó cả. Bạn có dám tự mình độc hành trên con đường đó không. Một câu hỏi lớn đó.

thanhatbu_13 12-09-2006 05:57 PM

[QUOTE]về nhưng hình học tinh thể cơ bản như lập phương thì hoàn toàn không có khó khăn gì cả . Người ta không ngẫu nhiên xếp nó như vậy đâu . Căn cứ và giản đồ nhiễu xạ và các hệ quả từ hình học tinh thể, ta hoàn toàn có thể kết luận được một số ô mạng đơn giản ( đặc biệt là với tinh thể kim loại). Nếu có thời gian tôi sẽ post một bài về cái này. Tuy nhiên với các cấu trúc oxid hay hợp chất vô cơ bậc 2 bậc ba thì việc xét đoán không dễ dàng. Rất tiếc phải thừa nhận là tôi có thử nghiên cứu nhưng sau đó bỏ tại vì khó khăn nhiều quá, thời gian, công sức hiểu, trải nghiệm thực tế, và hoàn toàn không có ai có quan tâm giống như tôi. Một mình trong khoa học giống như anh lênh đênh trên biển cả trong đêm tối cũng giống như một mình trong sa mạc. Tôi nói vậy chắc bạn hiểu. Không một ai bỏ hết công sức làm một điều vô bổ chỉ để tìm một lời giải thích mà chưa chắc đã đúng tại vì những gì chúng ta đọc và nghĩ chỉ là một khía cạnh nhỏ của thực tế.[/QUOTE]
Phải nóimãng này là cực khó, coi sơ sơ thôi mà cứ rối như tơ vò. Mảng này hình như có hai cấu độ, phân tích cấu trúc bậc 1 và bậc 2, theo như thầy Vũ Đăng Độ thì ở VN chưa có bác nào nghiên cứu đến cấu trúc bậc hai, do yếu tố khách quan lẫn chủ quan ở ta. Đọc xong mà mìhn chia sẽ với bác ... :quyet ( .Chúc bác thành công.

thùy nên 03-25-2007 06:54 PM

điều chế ôxi
 
Có phải để điều chế ôxi bằng không khí trước hết người ta hóa lỏng không khí xuống dưới âm 196 độ C sau đó chưng cất phân đoạn theo nhiệt độ ttăng dần để thu khí õi hay khộngBà con nào biết xin chỉ giùm tớ với cảm ơnnnhiều

longraihoney 03-25-2007 07:30 PM

nếu em ko nhớ nhầm tnc của N2 là -182*C còn của O2 là -192*C ~~> suy ra cách làm...
lưu ý không khí phải sạch tức là ko chứa SO2 H2O H2S CO2 và vi khuẩn <có protein ~~> ảnh hưởng lớn đến t*nc)

tranquanhy 04-05-2007 10:52 PM

Giai đoạn đó như sau: không khí sau khi được loại bỏ CO2, bụi và hơi nước, được hóa lỏng chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được khí oxi ở -183 độ C. Sơ đồ SX:
Không khí loại bỏ CO2 bằng cách cho không khí đi qua dd NaOH
loại bỏ hơi nước dưới dạng nước đá ở nhiệt độ -25 độ C
được Không khí khô
không có CO2
Hóa lỏng không khí
được Không khí hóa lỏng
chưng cất phân đoạn
ở -196 độ C thu được N2, ở -186 độ C thu được Ar, ở -183 độ C thu được O2

Dinh Tien Dung 06-22-2007 09:48 AM

Điều chế CO
 
1. Tại sao tương tác của CO với các chất oxi hoá khác ở trong dung dịch thường chỉ xảy ra khi có mặt với xúc tác ( Hoá học vô cơ của Hoàng Nhâm tập 2, trang 112).
2.Trong sách Hoá học vô cơ của Hoàng Nhâm tập 2, trang 114 có nói:"Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế CO bằng cách cho [B]axit sunfuric đặc[/B] vào axit fomic lỏng và đun nóng". Cho mình hỏi một cái là axit sunfuric đặc nóng có tính oxi hoá, CO có tính khử thế thì làm gì tạo ra CO được nữa!!!

Dinh Tien Dung 06-23-2007 08:52 AM

Nhiệt phản ứng, động hoá học
 
1. Hãy xác định năng lượng nguyên tử hoá của NaF, biết:
- Năng lượng phân li NaF = 6,686 eV; thế ion hoá của Na = 5,139eV.
- Ái lực electron của F = -3,447 eV
2. Năng lượng hoạt hoá của một phản ứng khi không có chất xúc tác là 76 kJ.1/mol ở 27 độ C. Khi có xúc tác và ở cùng nhiệt độ tốc độ phản ứng tăng lên 3,38.10mũ4 lần. Hãy xác định năng lượng hoạt hoá của phản ứng khi có xúc tác.
3. Có hai phản ứng bậc nhất nối tiếp nhau A-->B(k1); B--->C(k2) nồng độ của B có giá trị cực đại ở thời điểm t tính theo phương trình:
t = ln [(k2/k1)/(k2-k1)]
a) Viết phương trình động hcọ vi phân cho các chất A, B, C.
b) Tỉ số k2/k1 phải như thế nào để t bằng nửa chu kì chuyển hoá chất A?

khanh 06-25-2007 07:50 AM

SS nhiệt độ nóng chảy của:
a/ FeCl2 và FeCl3
b/ SnCl2 và SnCl4
c/ Cr2O3 và CrO3

longraihoney 06-25-2007 06:00 PM

Thực tế các pp nhận biết khí thì đa số học sinh đều nắm vì nó là thuộc về tính chất hoá học rồi nhưng quan trọng hơn là nắm một số phương pháp vật lýtrong các trường hợp đặc biệt vd như kết tinh phân đoạn , dẫn qua màng...

blueriver 07-20-2007 02:50 PM

Cái này cho phép tớ thử nói coi nha.
Trước hết người ta phun nước vào không khí để tạo điều kiện cho sự hòa tan Oxi trong không khì vào nước.KHi để lắng quá trình oxi hóa Fe(2) thành Fe(3) sẽ diễn ra với sự có mặt của Oxi.Theo lí luận như vạy thì có nhiều khả năng muối Fe(3) sẽ ít tan hơn nhiều so với với muối. Fe(2). và sẽ lắng trong bể lắng.
Bước thức 3 dùng để kết tủa hoàn toàn lượng muối sắt còn trong nước và ion Ca 2+
Bước cuối cùng dùng than hoạt tính:Vì than hoạt tính có khả năng hấp phụ rất cao nên được dùng để hấp phụ các tạp chất chưa bị lắng.
( tại lau không ghé qua diễn đàn nên tiên đây nói cho vui...sai xin dc sửa )

bommer_champion 07-22-2007 01:11 PM

cái này thì chỉ có chúa mới biết theo mình thì FeCl2>FeCl3
Cr2O3> CrO3 còn cái kia thì cho bạn hihi

longraihoney 07-22-2007 07:10 PM

Xét xem bản chất cộng hóa trị của ku nào nhiều hơn từ đó suy ra t* nóng chảy ! chỉ thế thoy chẵng cần lôi Chúa ra đâu...

Bo_2Q 07-31-2007 05:07 PM

Câu hỏi lí thuyết ^_^
 
Nhúng 2 đũa thủy tinh : đũa A vào HCl đậm đặc ,đũa B vào nước amoniac đậm đặc
_Nếu để đũa B ở dưới đũa A thì đũa A có 1 luồng khói trắng bốc ra
_ Nếu để đũa B ở trên đũa A thì ko có hiện tượng gì xảy ra
Giải thích các hiện tượng.Viết PTPU
Nếu đũa B được nhúng vào NaOH đậm đặc rồi để dưới đũa A thì có hiên tượng gì ko?
Tại sao?

benny 07-31-2007 05:44 PM

theo nghĩ thì ta dựa vào khả năng nặng nhẹ so jí kk, NH3 nhe hơn nên bay lên, HCl nặng hơn kk nên xà xuống hai chất gặp nhau sinh ra fan ứng và làm ngược lại thì ko.
Còn nếu nhúng B vào NaOH thì HCl xà xuống gặp NaOH tạo fản ứng trung tính nên ko thấy hiện tượng, mà ta thấy cóa nước nhỏ xuống. Có lẽ thế

Dinh Tien Dung 08-11-2007 12:24 PM

sp3 hay sp2
 
Trong phân tử N(SiH3)3 tại sao có người nói rằng N ở trạng thái lai hoá sp2

benny 08-11-2007 09:51 PM

Theo tớ thì do ảnh hưởng của các nhóm đẩy e mạnh (SiH3) thì đôi e còn lại của N bị thụ động, ko nằm riêng rẽ được nên đã tạo một liên kết cho nhận, đẩy đôi e vào phân lớp d trống của Si, nên cuối cùng N ở trạng thái lai hóa sp2

Dinh Tien Dung 08-15-2007 09:36 AM

Tìm chất
 
A là chất bột lục không tan trong axit và kiềm loãng. Khi nấu chảy A với KOH có mặt không khí chuyển thành chất B có màu vàng, dễ tan trong nước. Chất B tác dụng với axit sunfuric chuyển thành chất C có màu da cam. Chất C bị lưu huỳnh khủ thành chất A và có thể oxi hóa axit clohiđric thành khí clo. Viết phương trình phản ứng.

Dinh Tien Dung 08-16-2007 04:24 AM

anpha
 
Mọi người cho mình hỏi tại sao khi đọc trong phần tích số tan thì thấy một số kí hiệu lạ. Đó là ở chỗ Co(OH)3 thấy có chữ anpha ghi nhỏ phía dưới và một chất nữa đó là Ni(OH)2 thấy có ghi chữ mới. Chịu luôn. Nhờ mọi người giải thích hộ.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:58 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !