Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   THỦ THUẬT VÀ MẸO VẶT GIÚP BẠN - TIPS FOR YOU (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=30)
-   -   Gặp hỏi (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=305)

fructozo 04-08-2006 09:36 AM

Gặp hỏi
 
MÌnh xem quảng cáo trên TV thấy giới thiệu dầu gội đầu có chứa thành phần chất VITANOL.Minh2 không biết nó là chất gì, công thức của nó ra sao, nó có tác dụng gì? Bà con nào biết xin thì vui lòng nói cho mình biết với.

minhtruc 04-08-2006 09:59 AM

Cái này tra trên google.com thì bạn sẽ biết liền.

myheaven_92 05-01-2006 09:20 PM

cho em hỏi:nước nặng là nước như thế nào ạ.em được biết nó được tạo ra từ một loại hidro nặng.
nó còn là một loại nhiên liêu rất tốt.em muốn hiểu rõ hơn mong các bạn cung tham gia trả lời.

pluie 05-02-2006 04:16 PM

[QUOTE=myheaven_92]cho em hỏi:nước nặng là nước như thế nào ạ.em được biết nó được tạo ra từ một loại hidro nặng.
nó còn là một loại nhiên liêu rất tốt.em muốn hiểu rõ hơn mong các bạn cung tham gia trả lời.[/QUOTE]
deuterium oxide, D2O

pluie 05-02-2006 04:16 PM

[url]http://en.wikipedia.org/wiki/Heavy_water[/url]

tttt 05-02-2006 08:20 PM

[QUOTE=pluie]deuterium oxide, D2O[/QUOTE]
nuoc nang cung la nuoc nhu binh thuong nhung ko phai la 2 nguyen tu H ma la 2 nguyen tu D dong vi cua H ma
D duoc coi la nguyen tu cua tuong lai day

myheaven_92 05-06-2006 08:04 PM

anh biết ai phát hiện ra deuteri là ai không?
Đó là URAY.À em còn muốn hỏi cái này nữa. Tại sao H2O và CO2 sao không cháy được?

tttt 05-07-2006 09:19 PM

[QUOTE=myheaven_92]anh biết ai phát hiện ra deuteri là ai không?
Đó là URAY.À em còn muốn hỏi cái này nữa. Tại sao H2O và CO2 sao không cháy được?[/QUOTE]
NO DA LA SAN PHAM CUOI CUA QUA TRINH CHAY ROI THI LAM SAO CHAY DUOC NUA

cthanh 05-11-2006 08:13 AM

Vitanol-A is a liposome encapsulated system of Retinol, Vitamin C, Beta Glucans and Amino Acids. It softens and smoothes while helping to improve skin firmness. Retinol and Ascorbic Acid are potent stabilized anti-aging vitamins that are very effective in helping to visibly reduce the appearance of fine lines, wrinkles, age spots, sun damage, and large pores. Beta Glucans are derived from yeast cell walls and are extremely effective in increasing moisture, activating the immune system of the skin, and inhibiting irritation.

Direction: Apply directly to the skin after cleansing, or prior to the application of any other facial product. Best results are achieved when used twice daily. Daily use of a sun protection cream is recommended while using this product.

Contains: Aloe Vera Gel, Aques Extracts of Chamomile, and Calendula, Ascorbic Acid and Polysorbate 20 and Lecithin, Hydroxyethyl Cellulose, Sodium PCA, Butylene Glycol and Yeast Polysaccharides, Polyamino Sugar Condensate, Carbomer 934, Triethanolamine, Disodium EDTA, Natural Fragrant Oils, Ginseng Extract, Allantoin, Retinol and Polysorbate 20 and Lecithin, Methyl Paraben, Propyl Paraben, Urea.

myheaven_92 05-11-2006 06:15 PM

Em hoi ne :Soi thuy tinh dung de lam gi vay ?.Em nghe noi , no co rat nhieu cong dung . Vay no dung de lam gi vay va cau tao cua no ra sao

pluie 05-12-2006 08:46 AM

[QUOTE=myheaven_92]Em hoi ne :Soi thuy tinh dung de lam gi vay ?.Em nghe noi , no co rat nhieu cong dung . Vay no dung de lam gi vay va cau tao cua no ra sao[/QUOTE]
Sợi thủy tinh là thủy tinh kéo sợi thôi, dĩ nhiên thành phần có khác chút ít sv thủy tinh làm ly chén dĩa.
ứng dụng nhiều nhất của nó hiện nay là gia cường (reinforce) cho polymer matrix (thường là UPE hoặc VE)

Fleming 05-12-2006 02:18 PM

Tân binh có câu hỏi “gà”, xin mạo muội :
Người ta cho công thức của citric acid : C3H4OH(COOH)3, hay HOC(CH2COOH)2COOH, vậy CTPT của nó có thể như thế này không : có một nguyên tử C ở chính giữa, nối với hai nhóm -CH2COOH, một nhóm -COOH, một nhóm -OH ? Vậy thì nó được tạo thành trong quá trình như thế nào ? Tổng hợp ? Lên men ? Từ glycerol ?

Fleming 05-12-2006 02:19 PM

Câu hỏi thứ hai : hình như không có công thức nào để tính độ điện ly của một chất ? Độ điện ly rất là random ?

Fleming 05-12-2006 02:20 PM

Một câu hỏi nữa : muốn điều chế các amine (chứa nhiều nhóm chức -NH2), ta có thể đem cộng với NH4OH, sau đó tách nước chất được tạo thành không ? VD : R-OH + NH4OH ---> R-O-NH4 + H2O. Sau đó : R-O-NH4 ---> R-NH2 + H2O (nhiệt độ cao) ?

Fleming 05-12-2006 02:23 PM

Mấy câu cuối :
_Độ phân cực của liên kết thể hiện điều gì ? (Nếu liên kết phân cực thì có tính chất gì ? Nếu không phân cực thì sao ?)
_Cơ chế của phản ứng trùng hợp polymer là như thế nào ?

(Thông cảm cho đệ. Nếu đút hết mấy câu này vào một lần post thì máy đệ tiêu mất)

myheaven_92 05-13-2006 02:44 PM

THỦY TINH RẤT GIÒN VÀ BỀ MẶT LẠI TRƠN. VẬ Y TẠ I SAO CÓ THỂ TẠ O CÁC HOA VĂN TRÊ N THỦY TINH. CÁC HOA VĂN ĐÓ RÂT TINH XẢO. KHÓ HIỂU THẬT

Fleming 05-13-2006 03:01 PM

Người ta dùng hydrofluoric acid (HF) để khắc thủy tinh. Thủy tinh vô cơ có thành phần là Na2CO3, K2CO3, CaO, SiO2 (pha lê thì có thêm PbO). SiO2 là chủ yếu, và chỉ có thể tan được trong HF (muốn khử thành Si nguyên chất thì cho vào lò điện với C hoặc Mg). Em nghĩ như thế.

myheaven_92 05-30-2006 08:36 AM

Ở CHƯƠNG TRÌNH LỚP 11 CÓ PHẦN PTPU CHO VÀ NHẬN PROTON EM MUÔN CÁC ANH CHỊ CHỈ DẪN CHO EM HIỂU THÊM ĐƯỢC KHÔNG Ạ. VÌ BỌN EM MỚI HỌC LỚ PS 8 NÊN PHẦN NÀY TRỪU TƯỢNG WÁ......... ĐỪNG TRÁCH EM LẮM CHUYỆN NHA

Ptnk_TriZ 06-25-2006 09:39 PM

Cho nhận Proton :

Proton chính là H+. 1 ntu Hidrogen có 1e và 1 proton. Hydrogen mất 1 e = 1 Proton.

[B]Chất có khả năng cho Proton thường là acid . Vì acid có công thức chung HA. [/B]
HA -> H+ + A-

ví dụ : HCl -> H+ + Cl-

Trong dung môi nước H+ thường kết hợp với H2O cho ra ion H3O+. Do vậy người ta thường viết :

HCl + H2O -> H3O+ + Cl-

Chất có khả năng nhận proton thường là base.
ví dụ : NaOH , có khả năng cộng Proton bởi vì NaOH sinh ra OH-

OH- tác dụng ngay lập tức với H+ : OH- + H+ <----> H2O

do vậy người ta ghi : NaOH + HCl -> NaCl + H2O

thực chất của phản ứng này là OH- + H+ <--> H2O. Ion Na+ và Cl- tồn tại dưới dạng ion bị solvat hóa ( dung môi nước bao quanh ).
Chú ý : H+ + OH- <--> H2O là phản ứng cân bằng. Tức là trong H2O luôn luôn có cả OH- lẫn H+.

----------
vậy được rồi. Lớp 8.

typn 07-03-2006 09:53 PM

Trong dung môi nước H+ luôn luôn cho ra ion H3O+( kí nì là do hiệu ứng san bằng của nước ). Do vậy nên khi xét độ mạnh acid trong nước là xét đến nồng độ của nó

Chất có khả năng nhận proton là base.

tui tưởng lớp 8 đâu cần bít mí cái này
lớp 8 thì chỉ bít acid là có H trong công thức , baz là có OH thui chứ ! :matheo(

làm nhiều bài tập để cho quen là dĩ nhiên , nhưng sao lại ko học phản ứng? :danhnguoi rất quan trọng đấy chứ !

Mikhail_Kalashnikov 07-03-2006 10:47 PM

[QUOTE=typn][COLOR=Red]Trong dung môi nước H+ luôn luôn cho ra ion H3O+[/COLOR]( kí nì là do hiệu ứng san bằng của nước ). Do vậy nên khi xét độ mạnh acid trong nước là xét đến nồng độ của nó

Chất có khả năng nhận proton là base.

tui tưởng lớp 8 đâu cần bít mí cái này
lớp 8 thì chỉ bít acid là có H trong công thức , baz là có OH thui chứ ! :matheo(

làm nhiều bài tập để cho quen là dĩ nhiên , nhưng sao lại ko học phản ứng? :danhnguoi rất quan trọng đấy chứ ![/QUOTE]
Cái này bác "Tôi yêu women" nhầm rồi đấy, không chỉ ra H3O+ đâu mà còn ra H(H2O)n+ với n nguyên.
Chính vì vậy mà khi làm mấy bài pH hay dung dịch em chả bao giờ ghi H3O+ cả, toàn H+, OH- là nhanh, gọn, bổ, rẻ nhất. Mấy thằng lớp em toàn tài lanh, ghi H3O+, vừa sai mà lại rườm rà nữa!!! :chocwe (

Yugi 07-03-2006 11:03 PM

[QUOTE=Mikhail_Kalashnikov]Cái này bác "Tôi yêu women" nhầm rồi đấy, không chỉ ra H3O+ đâu mà còn ra H(H2O)n+ với n nguyên.
Chính vì vậy mà khi làm mấy bài pH hay dung dịch em chả bao giờ ghi H3O+ cả, toàn H+, OH- là nhanh, gọn, bổ, rẻ nhất. Mấy thằng lớp em toàn tài lanh, ghi H3O+, vừa sai mà lại rườm rà nữa!!! :chocwe ([/QUOTE]

Cho Yugi tham gia tý, Trong môi trường nước thì đúng là tạo hydrogen liên phân tử, nên có thể viết là (H2O)n nhưng năng lượng cần để phá kiên kết hydrogen này là nhỏ, do đó khi có hiện diện của H+ vào thì có tồn tại H(H2O)n + không ?? Và khi có H+ thì tạo thành H3O + và H(H2O)n+ thì cái nào bến hơn, theo Yugi thì tồn tại H3O+ bền hơn, Do đó trong dung dịch dung môi là nuoc với chất tan là một acid nen ghi H+ là H3O+.

thanhatbu_13 07-03-2006 11:12 PM

HAHa lại máu lên rùi đây!!
Mình mà là giáo viên gặp mấy cu học khákhá một tẹo cứ viết H+ là gạnh, !!
Về bàn chất nếu viết H+ là sai, vì chẳng thể có H+!! :nhanmat(
Nhưng nếu viết H3O+ thì đúng bởi nó thể hiện được quá trình solvát hóa của H+ , mà H(H2O)n+ cũng thế thôi, :chocwe (
Thử ko nghe xem, đi thi học sinh giỏi viết thế zero ngay!! :sacsua (

Mikhail_Kalashnikov 07-03-2006 11:40 PM

[QUOTE=thanhatbu_13]HAHa lại máu lên rùi đây!!
Mình mà là giáo viên gặp mấy cu học khákhá một tẹo cứ viết H+ là gạnh, !!
Về bàn chất nếu viết H+ là sai, vì chẳng thể có H+!! :nhanmat(
Nhưng nếu viết H3O+ thì đúng bởi nó thể hiện được quá trình solvát hóa của H+ , mà H(H2O)n+ cũng thế thôi, :chocwe (
Thử ko nghe xem, đi thi học sinh giỏi viết thế zero ngay!! :sacsua ([/QUOTE]
Em lại ko đồng ý với thanhatbu, khi đã viết gì thì phải chính xác, còn nếu ko thể chính xác được thì hãy chọn cái đơn giản nhất mà tương!


[QUOTE=thanhatbu_13]
Mình mà là giáo viên gặp mấy cu học khákhá một tẹo cứ viết H+ là gạnh, !![/QUOTE]
Không nên như vậy :nhanmat(. Nếu gạch phải gạch những thằng nắm ko chắc kiến thức mà lại viết lung tung, thích khoe hàng!!!

thanhatbu_13 07-04-2006 12:32 AM

Không hề!!!
Thục chất em hiểu như thế nào là H(H2O)n+ !! vậy thay vì người trình bày viết như thế thì có thể viết gọn n phân tử nước thành 1 phân tử nước H(H2O)+!! Nên anh mới bảo bản chất viết H(H2O)+ và H(H2O)n+ được chấp nhận là như nhau!! Còn nếu người viết là H+ trong nước thì quả thật với mức độ khá giởi mà viết như thế này thì cá nhân anh ko đồng ý, vì làm gì có thực mà viết cơ chứ!!
Nên anh bị gạch. Hồi trước anh học trường SPTP thầy Hòang (PTích ) áp đặt thế !
Còn nếu ai ko bít mà vẫn viết (H3O+) mà ko hiểu tại sao? tại sao phỉa là H(H2O)n+ thì em cứ lên lớp cho nó 1 hồi thế là chóang ngay!!
Chúc em may mắn!!

Yugi 07-04-2006 08:32 AM

Pà con xem cái này , phức tạp wá, điên cái đầu luộn

[b]Solvation[/b]

[size=2]Researchers have yet to fully characterize the solvation of hydronium ion in water, in part because many different meanings of solvation exist. A freezing point depression study determined that the mean hydration ion in cold water is approximately H3O+(H2O)6 : on average, each hydronium ion is solvated by 6 water molecules which are unable to solvate other solute molecules.

Some hydration structures are quite large: the H3O+(H2O)20 magic ion number structure (called magic because of its increased stability with respect to hydration structures involving a comparable number of water molecules) might place the hydronium inside a dodecahedral cage. However, more recent ab intio molecular dynamics simulations have shown that, on average, the hydrated proton resides on the surface of the H3O+(H2O)20 cluster. Further, several disparate features of these simulations agree with their experimental counterparts suggesting an alternative interpretation of the experimental results.

Two other well-known structures are the Zundel cations and Eigen cations. The Eigen solvation structure has the hydronium ion at the center of an H9O4+ complex in which the hydronium is strongly hydrogen-bonded to 3 neighbouring water molecules . In the Zundel H5O2+ complex the proton is shared equally by two water molecules . Recent work indicates that both of these complexes represent ideal structures in a more general hydrogen bond network defect. [/size]

nguyencyberchem 07-04-2006 03:14 PM

Cái này các bạn thảo luận theo hướng làm phức tạp vấn đề rồi. Viết phương trình phản ứng để tính toán, mình chỉ viết những thành phần thay đổi chính của phản ứng thôi. H+ là ok rồi, đâu nhất thiết phải viết H3O+, viết H3O+ là một cách làm phức tạp vấn đề rất nặng nề mà lại không giúp giải quyết thêm được gì cả. Thử nghĩ xem, viết H3O+ rồi thì với Na+ viết làm sao, chẳng lẽ viết Na+(H2O)n... à. Hic, lúc đó đúng là chẳng làm được gì thêm cả.
Đó là điều thứ nhất. Điều thứ 2 mình muốn nói là, dạng solvat hóa ion H+ là hoàn toàn khác nhau trong các dd, không phải H3O+, H5O2+, hay H9O4+... là đúng, tất cả đều phụ thuộc vào tính chất của mỗi dd. Các bạn nghĩ xem nhé, nếu trong dd có các ion khác như Na+, Ca2+.... Cl-, NO3-.... thì chắc chắc các ion này sẽ ảnh hưởng đến quá trình solvat hóa của ion H+ và dạng tồn tại của ion H+ chắc chắn sẽ khác nhau đối với các dd khác nhau.
Nên mình rất không đồng ý với thanhatbu là xét các bài viết H+ là sai, mình thấy phải luôn đơn giản hóa vấn đề để giải quyết được vấn đề.
Điều nữa, nếu các bạn muốn tìm hiểu về dạng tồn tại của H+ trong dd thì nên giới hạn ở 1 dd nhất định; vd nước nguyên chất và xem H+ tồn tại như thế nào. Nói đến đây mình cũng thấy khá là ngớ ngẩn khi ta viết H3O+, lí do tại sao viết H30+ --> trả lời: vì H+ bị hydrat hóa, vậy chứ H+ không bị tương tác tĩnh điện với các anion à, chắc chắn là có, đúng không, vậy chẳng lẽ phải viết H+(H20)n...X-(H2O)y.... để biểu diễn H+ à. Hết sức không hợp lý.
Viết H+ là ok rồi. Trong bài báo trên, người ta xét dd H2O thôi, không phải trong 1 dd có các ion khác, lực ion lớn, phải để ý rõ điểm này

thanhatbu_13 07-04-2006 05:51 PM

Hà hà cuối cùng thì vấn đề tự nhiên trở nên phức tạp, nhưng giống như mình ngồi tranh luận 1 cái mà nó ko cụ thể và không rõ ràng, như thế để đơn giản hóa vấn đề,dễ hiểu nhất thì mình dùng kí hiệu H+ là tiên lợi nhất [I]đồng ý[/I], đặc biệt dùng trong các bài tập về dung dịch!! :mohoi ( :mohoi (


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:20 PM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !