Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Diễn đàn Thế Giới Hoá Học (https://gimitec.com/chemvn/index.php)
-   ĐỀ THI - BÀI TẬP (https://gimitec.com/chemvn/forumdisplay.php?f=86)
-   -   Các dạng bai toán trong phần vô cơ? (https://gimitec.com/chemvn/showthread.php?t=8634)

sk_kbg89 04-16-2006 09:20 PM

Có bác nào giỏi vô cơ thì giải hộ em bài này với!
 
[B]Đề bài:[/B]
a (g) Al trộn với x (g) oxit Sắt từ tạo thành hỗn hợp A. Sau khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm xong thu được chất rắn B.Cho B t/d hết với dd H2SO4 loãng thu được V lit khí (dktc).Tính x theo V và a

Teddysheringham 05-01-2006 10:06 AM

Bài này phải chia ra 2 trường hợp là Al dư Và Fe3O4 dư. Khi Fe3O4 dư tức là tạo thành Al2O3, FeO và Fe còn Al dư tức tạo ra Al2O3 và Fe.

Andy 06-19-2006 12:49 PM

Mình làm ko bít đúng ko, toàn số với số, mình rất hay tính sai.
Bài này mình nghĩ là bạn nên làm theo kiểu số e cho bằng nhận
TH1: Al dư thì mình ra a/9=x/116+V/11.2
TH2: Fe[sub]3[/sub]O[sub]4[/sub] dư thì là a/9=x/232+V/4.48
Bạn làm theo cánh này và xem mình làm Đ ko nha

Anhtam 06-26-2006 05:41 PM

Giải giùm minh bài nay với
 
Cho oxit AxOy của kim loại A có hóa trị không đổi.1,53 gam AxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 2,61 gam muối. Xác định công thức của oxit trên
:welcome (

aqhl 06-26-2006 06:03 PM

Chà chà, bài hấp dẫn đây. 1 pt, 3 ẩn. Cho x giá trị 1, 2, 3... gì đó; biện luận A theo y. Chọn bộ A, x, y tối ưu. Sorry nhé, biết cách nhưng ko có thời gian giải chi tiết.

Anhtam 06-26-2006 06:19 PM

bài tập về pư oxi hóa-khử
 
Cho 11,6 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư, thu dược V lít hỗn hợp khí B gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 19.Mặt khác, nếu cho hổn hợp X tác dụng với CO dư thì sau pư hoàn toàn thu được 9,52 g Fe. Tính thể tích khí B
(Bài này trong sách pư oxi hóa-khử và sự điện phân của Ngô Ngọc An nhưng sao giải thấy khó hiểu quá) :vanxin(

sk_kbg89 06-30-2006 12:24 PM

Cám ơn mọi ngượi Bài này mình làm được rội Phải chia ra làm 3 TH:
TH1: Al và Fe3O4 đều hệt
TH2: Al dư, Fe3O4 hết
TH3: Al hết, Fe3O4 dư
Nói chung là cứ giải theo sơ đồ trên là sẽ ra đáp số. Nhưng có một lưu ý là nếu bài toán mà ra có yêu cầu thay số thì chúng ta lại phải biện luận thêm một chút nữa thì bài toán sẽ dễ dàng hợn

Yugi 06-30-2006 01:05 PM

[QUOTE=Anhtam]Cho 11,6 g hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3 vào dd HNO3 loãng dư, thu dược V lít hỗn hợp khí B gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 bằng 19.Mặt khác, nếu cho hổn hợp X tác dụng với CO dư thì sau pư hoàn toàn thu được 9,52 g Fe. Tính thể tích khí B
(Bài này trong sách pư oxi hóa-khử và sự điện phân của Ngô Ngọc An nhưng sao giải thấy khó hiểu quá) :vanxin([/QUOTE]


Hi,
Bài này đưa ra hh có 3 chất , phải 3 ần, tìm đủ 3 pt để giai. Hy vọng bạn kham khảo

11.6 g hh gồm có x mol Fe, y mol FeO, z mol Fe2O3

ta có 56 x + 72 y + 160 z = 11.6
hay 7 x + 9y + 20 z = 1.45 ( *)

Dữ kiện thứ 3: FeO + CO = Fe + CO2
Fe2O3 +3 CO = 3Fe + 3CO2
Từ khối lương ran ta có :

x + y + 2z= 9.52/56
syu ra x+ y + 2z = 0.17 (**)

Dữ kiện thứ 2: hh khí gồm có NO và NO2 có tỳ khối hơi so với H2 là 19

HH khí này chứa a mol NO và b mol NO2
Ta co : 30 a + 46b = 19*2*(a+b)
suy ra a=b hay n (NO) = n (NO2)

PTPU: 4Fe + 6NO3- + 18 H+ = 4 Fe(3+) + 3NO + 3NO2 + 9 H2O
4FeO + 2NO3- + 14 H+ = 4Fe(3+) + NO + NO2 + 7H2O
Fe2O3 + 6H+ = 2Fe(3+) + 3H2O

Lấp ẩn vô ta có n(NO) = 3/4 x + y/4 = n (NO2)

Từ pt * ** ta suy ra duoc : 3x + y = 0.25
n (hh) = n (NO) + n(NO2) = 2* (0.75 x + 0.25 y) = (3x +y)/2
n(hh) = 0.25/2= 0.125 mol

V (hh) = 0.125 * 22.4 = 2.8 lít ( bài khong cho dk gi ca, chac là dktc rồi )
Khối lượong khí (hh) = 0.125 * 38 = 4.75 g

khanh giang 08-29-2006 10:32 AM

Hỏi bài tập về kim loại
 
em co cau nay nho anh chi chi dum neu nguoi ta cho hon hop nhieu kimloai hoa tri khac nhau (co khoi luong hon hop) cung tac dung voi hcl (biet so mol).bay gio em muon so sanh so mol.em gia su so mol hon hop la nho nhat thi cong thuc khi gia su la nhu the nậom cam on nhieu

longraihoney 09-02-2006 08:24 AM

BÀI NÌ CŨNG ĐƠN GIẢN MỪ ! CHỦ ÍU VIẾT ĐƯỢC PTHH THÔI!
PT NÈ : AxOy+2yHNO3---->xA(NO3)2y/x+yH2O ( vì hóa trị ko đồi mờ)
CÁI X ĐÓ :-" CHO BẰNG HAI LUN CŨNG ĐƯỢC ^_^ VÌ NÓ KO CÓ HAI ÓA TRỊ NÊN KO CÓ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BỊT ! VẬY ĐẶT PT RÙI CHO Y CHẠY THÔI! HIHI! :sacsua (

longraihoney 09-02-2006 08:30 AM

KẾT WẢ LÀ KHI Y BẰNG HAI NÓ RA A= 137 LÀ BArI ĐÓ BẠN! HIHI! CỐ GẮNG GIẢI PT RA MÌNH LÀM BIẾNG POST LÊN WÉ! THÂN!

minhtruc 09-05-2006 07:26 PM

Em cần nói rõ số mol HCl là số mol ban đâu hay số mol phản ứng với kim loại, và có bao nhiêu kim loại trong hỗn hợp, kim loại nào không tác dụng với HCl, em muốn so sánh số mol của cái gì với cái gì. Vì hóa học không thể giải được bài toán trong trường hợp tổng quát như toán được.

long 09-13-2006 04:43 PM

em co cau nay nho anh chi chi dum neu nguoi ta cho hon hop nhieu kimloai hoa tri khac nhau (co khoi luong hon hop) cung tac dung voi hcl (biet so mol).bay gio em muon so sanh so mol.em gia su so mol hon hop la nho nhat thi cong thuc khi gia su la nhu the nậom cam on nhieu





em nên có một bài tập cụ thể từ đó mới có thể tư vấn cho em đươc.Thế nhé

nguyen ngoc duy 09-16-2006 08:07 PM

Khi biết công thức hóa học của 2 kim loại thì so sánh số mol với HCL xem cái nào phản ứng hết ta làm như sau :
giả sử 2 kim loại biết trước là Mg và Al
ta có khối lượng hỗn hợp là m (g)
số mol HCL là a (mol )
ta có các phản ứng như sau

Mg +2 HCl = MgCl2 + H2 (1)
2Al + 6HCl = 2 AlCl3 + 3H2 (2)

Giả sử hỗn hợp chỉ là Mg
n Mg = m/24 (mol)
Giả sử hỗn hợp chỉ là Al
n Al = m/27 (mol)

Theo PTPU thi n HCl (1) = m/12

Theo PTPU thi n HCl (2) = m/9

nhưng HH chứa cả 2 chất trên nên

nếu a> m/9 thì HCl dư
ngược lại thì ghi phản ứng bình thương rồi tính.

motsach 09-17-2006 10:19 AM

Bài tập Hóa 10
 
Cho 69.6 g mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohidric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi.

Ai có thể giúp mình giải bài toán này :rockon (

motsach 09-17-2006 09:00 PM

hóa 10
 
Biết rằng khối lượng nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hidro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu :vanxin(

tigerchem 09-18-2006 06:19 PM

mO = 15,842 mH
mC = 11,906 mH
m = 1/12mC = 0.992167 mH => mH = 1.0078951 m
mO = 15,967 m
mC = 11.999 m

motsach 09-19-2006 07:49 PM

một bài khó giải (lớp 10)
 
Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 109 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88 hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3 ml dung dịch axit clohidric nồng độ 1,5 mol/lít. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hidro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohidiric đã dùng.

:mohoi ( :sep (

longraihoney 09-19-2006 09:17 PM

(khối lượng riêng 109 g/ml) nhầm to rùi... 1.09 thì còn chấp nhận...



HIX BÀI NÌ KHÔNG CÓ GÌ LÀ PHỨC TẠP CẢ... THEO QUI TẮC THÌ... TA CÓ THỂ LẬP ĐƯỢC HỆ PT TỪ CÁC DỮ KIỆN ĐÓ... DẠNG CAO HƠN CỦA BÀI TẬP KIỂU NÌ LÀ XÉT PƯ XONG CHƯA THÔI ,,, THẰNG NẦ DƯ THÈNG NÀO THIẾU... BẠN HỌC LỚP 10 RÙI CHẮC CŨNG BIẾT CÁC XÉT PƯ HẾT AXIT HAY DƯ AXIT CHỨ NHĨ... ( TÓM TẮT LÀ GIẢ SỬ CHỈ CÓ MỘT TRONG HAI THẰNG RÙI TÌM RA KHOẢNG... TÍNH MOL AXIT RÙI SUY RA)

BÀI NÌ... LỚP 9 THÔI BẠN... HIX LỚP 10 NÂNG CAO HOÁ CŨNG KHỐI BT DẠNG NÌ... ^ ^chứ đừng nói chuyên ^ ^ mong bạn chú ý trước khi đặt câu hỏi ^ ^

longraihoney 09-20-2006 07:20 PM

GIẢI THIX VÌ SAO P Ở DẠNG RẮN CÒN N2 DẠNG KHÍ Ở ĐK THƯỜNG... NGOAÌ RA VÌ SAO P HOẠT ĐỘNG HƠN N2 :noel7
TOÁN HOÁ TUY LÀ QUAN TRỌNG THẬT NHƯNG MÀ LỚP 10 NÊN CHÚ Ý NHÌU LÝ THUYẾT HƠN ^ ^ ĐẠI CƯƠNG MÀ... MÌNH CHỈ GÓP Ý THẾ THÔI CÒN AI HỌC SAO THÌ TUỲ... BT TOÁN HOÁ 10 THÌ CHAO OAI ... Me^.T

tigerchem 09-21-2006 05:57 PM

Hic, Sorry, sửa lại nè
MnO2 + 4HCl = MnCl2 + Cl2 + 2H2O
0,8 mol MnO -> 0,8 mol Cl2
Cl2 + 2NaOH = NaCl + NaClO + H2O
NaCl 2 mol
Cl2 phản ứng 0,8 mol
NaOH dư [2-1.6=0,4mol]
NaCl tạo thành là 0,8 mol
NaClO tạo thành là 0,8 mol
Coi thể tích dung dịch là 500 mL
NaOH có C = 0,8 M
NaCl có C = 1,6 M
NaClO có C = 1,6 M
Hy vọng lần này không sai nữa!

nguyênbảo 10-08-2006 10:31 AM

Hỏi bài tập hóa
 
Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120ml dung dịch Ba(OH)2 0.125M sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B , cần cho thêm 3.75g dung dịch HCL 14.6% , sau đó cô cạn thu được 5.4325g muối khan

nguyênbảo 10-08-2006 10:39 AM

Bài tập số 2
 
Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120ml dung dịch Ba(OH)2 0.125M sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hoà Ba(OH)2 dư trong B , cần cho thêm 3.75g dung dịch HCL 14.6% , sau đó cô cạn thu được 5.4325g muối khan
Mặt khác , khi cho 50ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư đun nóng thu được 1.05 lít hơi axit hữu cơ trên ( đo ở 136.5 độ , 1.12atm)
a) Tính nồng độ mol của cac chất trong dung dịch A
b) Tìm công thức axit và muối
c) Tính pH của dung dịch 0.1 mol/l của axit tìm thấy ở trên , biết độ điên ly = 1%
:vanxin(

tuoimongxudong_tuyetlinh 10-10-2006 07:30 AM

bài tập hóa 10
 
Có ai vui lòng giải giùm bài này với : cho hỗn hợp 2 muối FeS2 , FeCO3 tác dụng hết voi dd HNO3 đặc nóng th được dd A và hỗn hợp khí B gồm NO2 va CO2. Thêm dd BaCl2 vào dd A.Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dd NaOH dư. Viết các phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra

longraihoney 10-10-2006 01:47 PM

Hỏi về số oxy hóa và bậc pư
 
:leuleu ( Hóa là những cái gì khiến mình thấy kì kì :phuthuy ( cái này hôm nay em mới dám hỏi nà :nhau ( mọi người trả lời giùm cái
Số oxi hóa nó lẽ :bann ( vd NaO2 <~~ cái này thì -1/2 còn tiếp tục nào KO3 <~~ cái này thì lại là -1/3... càng lúc càng rối... dzỵ thì cho em biết electron nó bị sao mà sinh ra cái rắc rối này thía :nhanmat(

Còn cho em hỏi bậc phản ứng :phuthuy ( nó là gì dzỵ????? những phản ứng nào có những bậc phản ứng nào ( Cái này coi sách quả thật không hiễu nên mới hỏi các anh :ngu9 ( đừng có chê em nha :chan ( ) ^ ^ rùi trả lời cho em biết nhá... thankss nhìu

longraihoney 10-10-2006 01:51 PM

TRÙI Ạ XÉT KHẢ NĂNG DƯ THIẾU ĐỂ XEM TRONG DD CÓ THỂ CÓ BAO NHIEU CHẤT ^ ^ CÓ THỂ DƯ AXIT CHẴNG HẠN... CÒN PT THÌ MÌNH KHÔNG THẤY CÓ PT NÀO LÀ QUÁ CHƯƠNG TRÌNH 10 CÃ
Lưu ý khi cho NO2 và CO2 vào nước thì thèng NO2 có khả năng phản ứng với nước tạo ra hai axit nữa... Còn CO2 thì phản ứng theo hai trường hợp tạo ta NaHCO3 và Na2CO3 thế nhé ^ ^

nguyênbảo 10-10-2006 05:47 PM

Hỏi cách tính áp suất
 
Có ai biết cách tính áp suất ban đầu khi biết nhiệt độ thể tích ban đầu và áp suất lúc sau ko
VD: cho bay hơi 0.6 l khí ở 136.5 độ , sau khi bay hơi thấy áp suất trong bình la 425.6 ml thuỷ ngân. Tính số áp suất ban đầu

su_tro_lai_cua_nguoi_soi 10-10-2006 06:43 PM

Bạn hãy xem công thức sau và tự suy nghĩ vậy:
[IMG]http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-2.jpg[/IMG]

sutrovecuanguoisin 10-10-2006 11:29 PM

công thức của cậu chỉ áp dụng cho khí lí tưởng mà thôi nếu muốn biết công thức áp dụng cho khí thực xem thêm một số quyển về hóa lí

sutrovecuanguoisin 10-10-2006 11:38 PM

theo mình thực ra số Oxi hóa thực ra chỉ mang tính lí thuyết cố đọc lại định nghĩa về số Ôxi hóa trong sách tài liệu chuyên
Bậc phản ứng để chỉ số tác nhân cùng va chạm để tạo ra 1 pư hoa học VD pư bậc 2 tức là có 2 tác nhân cùng lúc va chạm vào nhau ( nhớ đâý phải là quá trình quyết định vận tốc của phẩn ứng)
chỉ có bậc pư từ 0 đến 3.phản ứng bậc 4 rất khó xảy ra vì sự va chạm cùng một lúc của 4 tác nhân là rất hi hữu
Nên nhớ phân biêt bậc hình thức và bâc thực của phản ứng.bậc hình thức bằng bậc thực khi pư là một quá trình đơn giản

su_tro_lai_cua_nguoi_soi 10-11-2006 12:30 AM

Đối với khí thực bạn áp dụng công thức sau : với a,b là hằng số Van der Waals
[IMG]http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-3.jpg[/IMG]

su_tro_lai_cua_nguoi_soi 10-11-2006 12:32 AM

Nên nhắc bạn nhớ bậc phản ứng có thể là số không nguyên cái mà bạn nói là phân tử số không phải là bậc phản ứng

su_tro_lai_cua_nguoi_soi 10-11-2006 12:47 AM

[IMG]http://i96.photobucket.com/albums/l177/unknown_1_2006/untitled-4.jpg[/IMG]

bluemonster 10-11-2006 11:27 AM

[QUOTE=sutrovecuanguoisin]
Bậc phản ứng để chỉ số tác nhân cùng va chạm để tạo ra 1 pư hoa học VD pư bậc 2 tức là có 2 tác nhân cùng lúc va chạm vào nhau ( nhớ đâý phải là quá trình quyết định vận tốc của phẩn ứng)[/quote]
Đừng dùng từ tác nhân, hãy dùng từ tiểu phân đúng hơn, vì tác nhân (agent) ko bao gồm chất nền (substrate) ! Bậc phản ứng là số tiểu phân cùng va chạm trong giai đoạn chậm để tạo ra sản phẩm !
[quote]chỉ có bậc pư từ 0 đến 3.phản ứng bậc 4 rất khó xảy ra vì sự va chạm cùng một lúc của 4 tác nhân là rất hi hữu[/quote]
Đúng như người sói đã chỉnh, bậc phản ứng không đơn giản là các số nguyên, đôi khi còn là phần số, và số âm nữa, cái này anh Nguyên đã có lần giải thích, anh em qua đó xem:
[url]http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=652[/url]
[quote=người sỉn]
Nên nhớ phân biêt bậc hình thức và bâc thực của phản ứng.bậc hình thức bằng bậc thực khi pư là một quá trình đơn giản[/QUOTE]
Không hiểu lắm, bạn có thể nói rõ hơn về khái niệm bậc hình thức, nó có phải là pseudo-order reaction !
:hocbong (

sutrovecuanguoisin 10-11-2006 12:26 PM

anh có thể về xem quyển Động hóa học và xúc tác của ba tác giả Nguyễn Đình Huề Trần Kim Thanh Nguyễn Thị Thu

bluemonster 10-11-2006 12:35 PM

[QUOTE=sutrovecuanguoisin]anh có thể về xem quyển Động hóa học và xúc tác của ba tác giả Nguyễn Đình Huề Trần Kim Thanh Nguyễn Thị Thu[/QUOTE]
thanks nhiều, mình đã đọc, quả thật khái niệm bác Huề dùng chính là pseudo-order reaction (phản ứng giả bậc), khái niệm giả bậc trong technique người ta có thể chủ động được, và nó dùng để đo bậc phản ứng của từng chất tham gia !
Chúc vui !!!
:ungho (

longraihoney 10-11-2006 06:07 PM

Hỏi bài tập
 
:matkinh ( TÌM CHO EM BÀI TẬP VỀ NĂNG LƯỢNG ION HOÁ ÁI LỰC E VÀ ĐỘ ÂM ĐIÊN ĐÊ ,,, EM CÓ ÍT BÀI TẬP DẠNG NÌ WÉ... CHỈ CÓ MỖI VÀI BÀI CỦA TRƯỜNG LƯƠNG THẾ VINH THÔI :nhamhiem nên em sợ không làm đủ dạng :chui ( GIÚP EM VÀI BÀI NỮA DÊ :ngu (

long 10-14-2006 04:08 PM

NẾU MÌNH KO NHẦMTHI` BÀI NÀY RA CẶP NGIỆM LÀ:CH3COOH&CH3COONa
tự tìm nha

longraihoney 10-20-2006 02:46 PM

Hỏi bài tập
 
dù trời cao đất dày ra sao em chưa nắm hết được :ungho ( nhưng mà thú thật em ngán bt lý thuyết trong các cuốn sách em hiện có lắm rồi :rau ( những sách bài tập hay thì em lại không có :chui ( nên chán lắm... Hôm nay em muốn đổi đời một tí bằng các bài tập mang tính chất thực nghiệm mà anh em ta thường hay thích thú... :nhamhiem có luôn cã tài liệu như các bt cấu tạo chất trong chem mình chẵng hạn thì :ngu ( tốt quá còn gì ^ ^
Những bài tập đó cụ thể là cách điều chế chất gì đó trong Công nghiệp nè ( vd Br Cl...) hay là những bài tập về ứng dụng của hoá học trong thực tiễn... môi trường vv... HAY GHÊ HƠN LÀ các bài tập TOÁN HOÁ nhưng nó mang phong cách thực tế chút ^ ^để mình làm còn có cảm hứng vì mình đang giống như một nhà nghiên cứu thực thụ :matkinh ( phải là khoái hơn không... thường bt dạng nì là về xác định niên đại của vật chất... vật chất biến đi đâu...

Càng nhiều càng tốt ^ ^ :nhamhiem giúp em nha ^^ :ot (

lpc0310 10-21-2006 07:07 PM

Trời ạ!!
Chú học lớp 10 hay ĐH vậy??
Khuyến mãi vài bài cho chú em đây,làm ko dc thì đừng khóc nhá:

1/Một số trong các kiến tạo đá cố nhất trên thế giới được tìm thấy ở vùng Isua ở Greenland. Tuổi của chúng được xác định do hàm lượng của các đồng vị bền và đồng vị phóng xạ chứa trong các hạt khoáng đặc trưng.
Sự phân rã của đồng vị uran phóng x ạ 238U thành đồng vị bền 206Pb với chu kỳ bán huỷ bằng 4,468Ga (Ga = 109 n ăm) qua m ột chu ỗi c ác đ ồng v ị k ém b ền h ơn nhi ều. Trái với 206Pb, đồng vị 204Pb không phải là sản phẩm của sự phân rã phóng xạ và vì vậy, số mol 204Pb (ghi là n(204Pb)) trong một mẫu khoáng vật có thể coi là không đổi theo thời gian. Ở thời điểm (t = 0) khi khoáng vật kết tinh, những đồng vị này có thể lẫn trong khoáng vật dưới dạng tạp chất. Hàm lượng ban đầu của các đồng vị (no(238U), no(206Pb) và n(204Pb) lẫn trong các mẫu khoáng khác nhau có thể cúng khác nhau. Tuy nhiên tỉ lệ ban đầu của các đồng vị của cùng một nguyên tố, ví dụ như tỉ lệ no(206Pb)/(204Pb) sẽ như nhau đối với mọi mẫu khoáng vật kết tinh trong cùng một khối tạo đá).
a) Viết hệ thức liên lạc cho thấy nt(206Pb) là một hàm theo nt(238U) và no(206Pb), k và t, với t là thời gian mẫu khoáng bắt đầu kết tinh và k là hằng số phân rã phóng xạ của 238U.
Các mẫu khoáng vật khác nhau có chứa những hàm lượng ban đầu khác nhau của các đồng vị tạp chất 238U và 206Pb. Vì vậy tuổi của một mẫu khoáng vật cho trước không thể suy ra được từ số đo của nt(238U) và nt(206Pb) mà thôi. Tuy nhiên n(204Pb) tỉ lệ với hàm lượng ban đầu của chì trong một mẫu khoáng vật cho trước, và vì thế cũng tỉ lệ với no(206Pb).
Các cặp trị số tương quan của nt(238U), nt(206Pb) và n(204Pb) với những mẫu khoáng vật khác nhau phát xuất từ cùng một thứ đá có thể được xác định nhờ khối phổ. Mỗi cặp ấy sẽ biểu diễn từng điểm riêng biệt trên một đồ thị với trục hoành nt(238U)/n(204Pb) và trục tung nt(206Pb)/n(204Pb). Nối với nhau, các điểm trên sẽ tạo thành một đường thẳng và tuổi của đá có thể tính được từ độ dốc.
Gần đây, người ta thu được các cặp tỉ lệ đồng vị sau của các khoáng vật có trong một loại đá Isua:

nt(238U)/n(204Pb) nt(206Pb)/n(204Pb)
1,106 12,098
1,883 12,733
2,632 13,305
2,859 13,567
2,896 13,588
3,390 13,815
b) Hãy tính tuổi của loại đá Isua
c) Điểm cắt trục y của đồ thị có ý nghĩa gì?

2/Việc sử dụng các đồng vị phóng xạ trong y học hạt nhân đã tăng lên gấp đôi. Các kỹ thuật chiếu xạ bao gồm việc bắn phá các nơi có sự phân chia tế bào để tiêu diệt chúng. Kỹ thuật ảnh hạt nhân dùng đồng vị phóng xạ để tìm hiểu chi tiết sự trao đổi chất của một cơ quan trong cơ thể. Một trong các kỹ thuật như vậy là xác định thể tích máu của bệnh nhân.
Ba hợp chất dược phẩm phóng xạ lần lượt có chứa các đồng vị phóng xạ 71Zn (t1/2 = 2,4 phút); 67Ga(t1/2 = 78,25 giờ) và 68Ge (t1/2 = 287 ngày) với độ phóng xạ là 7,0.107Bq/mL. Với mỗi chất nói trên
(i). Hãy tính độ phóng xạ mỗi mL sau thời gian 30 phút.
(ii). Hãy tính độ phóng xạ mỗi mL sau khi pha loãng dược chất phóng xạ từ 1,0mL thành 25L.
Không kể đến hiệu ứng hóa học, 67Ga có thuận lợi gì hơn hai đồng vị phóng xạ kia trong việc xác định thể tích máu của bệnh nhân.?
Kiểu phóng xạ của ba đồng vị này là bức xạ hạt b (71Zn) và bắt electron (67Ga và 68Ge). Sản phẩm của qúa trình phóng xạ này là gì?
Một dược sĩ điều chế gali xitrat (GaC6H5O6.3H2O) từ một mẫu gali đã làm giàu 67Ga (5,0.10-5 mol % 67Ga; 10,25mg Ga tổng cộng). Sự tổng hợp gali xitrat là định lượng; tiếp theo sự tổng hợp, dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100mL nước. Tám giờ sau khi 67Ga được điều chế lần đầu, 1mL dung dịch được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân và sau 1giờ lấy 1mL mẫu máu của bệnh nhân.
(i). Tính độ phóng xạ (theo Bq) của liều 1mL dung dịch gali xitrat.
(ii). Nếu mẫu máu có độ phóng xạ là 105,6Bq thì thể tích máu của bệnh nhân là bao nhiêu?


Đây là hai trong số các bài hiếm hoi mà phoe làm dc trong các đề thi quốc tế,chú em liệu làm nhá!!
Kí tên
phoenix0310.


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:07 AM.

Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.com.
Bản quyền thuộc về ChemVN.
Ghi rõ nguồn http://chemvn.com nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !