Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > KIẾN THỨC PHỔ THÔNG - HIGH SCHOOL CHEMISTRY FORUM > ĐẠI CƯƠNG - VÔ CƠ

Notices

View Poll Results: cau hoi cua minh hoc bua khong?
tam thuong 0 0%
binh thuong 2 66.67%
kha day 0 0%
"pro" 1 33.33%
Voters: 3. You may not vote on this poll

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-02-2008 Mã bài: 24588   #2191
Zero
Moderator
 
Zero's Avatar

 
Tham gia ngày: Aug 2006
Tuổi: 30
Posts: 387
Thanks: 19
Thanked 226 Times in 111 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 56 Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice
Default

3. Phương trình điện ly:
a) Cách viết phương trình điện ly cho các chất điện ly mạnh - yếu:
+ Để thể hiện sự điện ly người ta sử dụng phương trình điện ly giống như phương trình hoá học.
+ Đối với chất điện ly mạnh ta sử dụng dấu = để chỉ quá trình diễn ra hoàn toàn:
NaOH = Na+ + OH-
NaCl = Na+ + Cl-
Al(NO3)3 = Al3+ + 3NO3

+ Đối với các chất điện ly yếu người ta sử dụng mũi tên 2 chiều để chỉ quá trình sẽ đạt đến một trạng thái cân bằng.
ứng dụng phương trình điện ly trong việc tính nồng độ và số mol các ion:
+ Phương trình điện ly được sử dụng để tính lượng chất tan và phân ly trong dung dịch.
+ Đối với chất điện li mạnh, người ta sử dụng phương trình điện ly có dấu bằng và áp dụng quy luật của phản ứng diễn ra hoàn toàn để tính số phân tử, ion; số mol phân tử, ion hay nồng độ
phân tử, ion tham gia hay tạo thành do quá trình phân ly.
+ Đối với chất điện ly yếu, người ta sử dụng phương trình phân ly có dấu mũi tên hai chiều.
Khi tính lượng chất tham gia phân ly hay ion chất tạo thành do sự phân ly ta áp dụng các quy luật của phản ứng không hoàn toàn.

4. Cân bằng điện ly của các chất điện ly yếu:
a) Sự tự phân ly của nước : Nước luôn luôn tự phân ly thành ion khi ở trạng tháI nguyên chất hay trong dung dịch có chất điện ly khác. Sự phân ly của nước có thể biểu diễn bằng phương trình sau:

H2O = H+ + OH-

bằng phân ly có thể được mô tả bằng quy luật của cân bằng hoá học:

K = ([H+][OH-] ) / [H2O] có giá trị không đổi ở một nhiệt độ cho trước. Nồng độ nước rất lớn so với nồng độ H+ và OH-. Có thể coi tích số T = [H+][OH-]
H2O có giá trị không đổi. ở 20oC tích số này bằng 10^-14. Như vậy trong nước nguyên chất ở 20oC nồng độ H+ = nồng độ OH- và bằng 10^-7 mol/l.

b) Khái niệm về độ điện ly:
+ Độ điện ly α của một axit hay một bazơ được định nghĩa là tỉ số của số phân tử chất đã
phân ly và tổng số phân tử đã tan trong dung dịch: anpha = N /No , trong đó N là số phân tử đã phân ly thành ion và No] là tổng số phân tử chất tan đã tan trong dung dịch (tổng số phân tử chưa phân ly và số phân tử đã phân ly).
+ Số phân tử trong dung dịch rất lớn nên nếu chia cả tử và mẫu số của biểu thức tính độ đIện ly cho NA ta có độ điện ly tính theo số mol. Thể tích dung dịch chung cho cả các chất đã phân ly và số phân tử chưa phân ly nên nếu chia tiếp cả tử và mẫu số cho V dung dịch ta có biểu thức tính độ điện ly theo nồng độ:
α = N / NNo = C /CNo
Như vậy có thể tính độ điện ly α theo một trong ba đại lượng kể trên.
+ Có thể căn cứ vào độ điện ly để sơ lược phân loại các chất điện ly thành:
- Chất điện ly mạnh: có 0,2 < α < 1,0
- Chất điện ly trung bình: có 0,01 < α < 0,2
- Chất điện ly yếu: có 0,001 < α < 0,01.
- Chất điện ly rất yếu có α < 0,001.
- Cần chú ý rằng độ điện ly có giá trị thay đổi theo nồng độ nên ranh giới phân chia như trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Chẳng hạn khi pha loãng dung dịch CH3COOH đến khi có nồng độ H+ bằng 10-6,8 thì α = 0,98 trong khi ở nồng độ 10-1 thì α = 0,04.
+ Vấn đề khó nhất trong việc xác định độ điện ly là xác định ion nào là đại diện cho chất điện ly đã phân ly (do chất điện ly phân ly ra) để phân biệt với các ion do nguồn khác phân ly ra lẫn với một trong các ion của chất điện ly). Có thể lấy thí dụ về dung dịch CH3COOH trong nước. Trong dung dịch này có tồn tại đồng thời hai cân bằng

CH3COOH = CH3COO- + H+
H2O = H+ + OH-
ion CH3COO- là đại diện cho số phân tử CH3COOH đã phân ly. Trong khi đó ion H+ còn do các phân tử nước phân ly ra. Sự tồn tại cân bằng phân ly của nước sẽ làm ảnh hưởng đến cân bằng phân ly của CH3COOH và ngược lại. Như vậy độ điện ly của CH3COOH trong dung dịch phải tính bằng: α = [ CH3COO-] / Co
α =3.

Trong nhiều bài toán tính toán, với nồng độ của axit khá lớn người ta thường bỏ qua lượng ion H+ do nước phân ly ra thì có thể tính theo ion H+ hoặc CH3COO-. Tuy nhiên nếu trong dung dịch đệm axetat (để giữ cho nồng độ H+ thay đổi chậm khi cho axit hay bazơ vào dung dịch) có tồn tại đồng thời CH3COOH và NaCH3COO. Ion CH3COO- sinh ra ở hai quá trình phân ly của axit CH3COOH và muối NaCH3COO. Muối NaCH3COO phân ly hoàn toàn trong dung dịch. Vì lí do đó cân bằng phân ly của CH3COOH bị ảnh hưởng và ion CH3COOkhông còn là ion đại diện cho số phân tử CH3COOH phân ly nữa. Nếu vẫn bỏ qua sự phân ly của nước ta có thể lấy các ion H+ làm đại diện cho các phân tử CH3COOH đã phân ly để tính độ điện ly.
+ Có thể lập luân tương tự đối với trường hợp chất điện ly là bazơ yếu.

Chữ kí cá nhânThe Olympeek - Tờ báo kết nối tri thức và cộng đồng Olympiavn
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?board=217.0



thay đổi nội dung bởi: aqhl, ngày 06-03-2008 lúc 03:23 AM.
Zero vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-02-2008 Mã bài: 24589   #2192
Zero
Moderator
 
Zero's Avatar

 
Tham gia ngày: Aug 2006
Tuổi: 30
Posts: 387
Thanks: 19
Thanked 226 Times in 111 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 56 Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice
Default

5. Phản ứng trong dung dịch:
a) Nhận xét về phản ứng trong dung dịch:

Phản ứng giữa các chất điện ly trong dung dịch là phản ứng giữa các ion do chất điện ly sinh ra. Phản ứng đó được gọi là phản ứng ion. Trong quá trình phản ứng, các chất trao đổi thành phần cấu tạo nên chúng. Các chất tham gia phản ứng có thể là các axit, bazơ hoặc các muối. Các phản ứng chỉ có thể xảy ra hoàn toàn khi sản phẩm phản ứng có ít nhất một chất kết tủa, một chất dễ bay hơi hay một chất điện ly yếu.

b) Phản ứng trung hoà:
Phản ứng giữa axit và bazơ được gọi là phản ứng trung hoà. Bản chất phản ứng là tác dụng của ion H+ với ion OH- tạo thành H2O là chất điện ly rất yếu và phản ứng phát nhiệt:
H+ + OH- = H2O H = - 57,1 kJ.
Khi một axit mạnh bất kỳ tác dụng với một bazơ mạnh (kiềm) bất kỳ, lượng nhiệt toả ra như
nhau vì chúng có cùng bản chất.

Phản ứng trao đổi:
+ Loại phản ứng thường gặp là phản ứng trao đổi ion giữa hai chất ion hay một chất ion và chất khác. Điều kiện cần và đủ để một phản ứng trao đổi diễn ra hoàn toàn là phản ứng phải tạo ra chất kết tủa, chất bay hơi hay chất ít điện ly.

- Thí dụ 1: Trộn hai dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa. Phương trình phản ứng dạng phân tử, ion đầy đủ và ion rút gọn như sau:
Na2SO4 + BaCl2 = BaSO4↓ + 2NaCl
2Na+ + SO4 2- + Ba2+ + 2Cl- = BaSO4↓ + 2 Na+ + 2 Cl-
SO4 2- + Ba2+= BaSO4↓

+ Nếu không đáp ứng điều kiện trên thì các phản ứng trao đổi sẽ không xảy ra. Chẳng hạn khi trộn hai dung dịch NaCl và dung dịch HNO3, không xảy ra phản ứng do trong dung dịch, các ion tồn tại đồng thời không tạo chất mới.

d) Phản ứng ôxi hóa khử :
Phản ứng ôxi hoá khử xảy ra khi một chất ôxi hoá gặp một chất khử để tạo thành chất ôxi hoá mới và chất khử mới yếu hơn chất oxi hoá và chất khử ban đầu.

Một số vấn đề phụ thêm

1. Tích số tan của chất điện ly ít tan:
Trong trường hợp đơn giản và phổ biến khi hòa tan một chất điện ly ít tan trong nước thì do tương tác với các phân tử lưỡng cực của nước mà các ion nằm trên bề mặt của mạng lưới tinh thể của chất điện ly sẽ chuyển vào dung dịch dưới dạng ion hydrat hóa. Đến một lúc nào đó các ion này lại tương tác với nhau cũng như các ion ngược dấu trên bề mặt tinh thể và cuối cùng sẽ xuất hiện cân bằng động giữa pha rắn (tinh thể chất điện ly) và các ion của nó trong dung dịch.
Để đơn giản ta viết cân bằng trên dưới dạng
MmAn (pha rắn bão hòa) <----> mMn+ + nAm-

Biểu thức cân bằng trong trường hợp này có dạng: (Mn+)^m x (Am-)^n = Ks (hay T).

2. Dung dịch đệm
Hỗn hợp của một đơn axit yếu và bazơ yếu, ví dụ như CH3COOH và CH3COONa... có pH ít thay đổi khi ta thêm vào đó một lượng nhỏ axit mạnh, bazơ mạnh hay khi pha loãng. Dung dịch đệm là dung dịch có thể điều chỉnh pH ở một mức độ nhất định mà không chịu sự thay đổi của môi trường. pH của dung dịch đệm được tính theo phương trình Henderson - Hassenbalch có dạng:

pH = pKa + lg([axit] / [bazơ] = pKa - lg([bazơ] / [axit]

Chữ kí cá nhânThe Olympeek - Tờ báo kết nối tri thức và cộng đồng Olympiavn
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?board=217.0



thay đổi nội dung bởi: aqhl, ngày 06-03-2008 lúc 03:29 AM.
Zero vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-02-2008 Mã bài: 24597   #2193
Zero
Moderator
 
Zero's Avatar

 
Tham gia ngày: Aug 2006
Tuổi: 30
Posts: 387
Thanks: 19
Thanked 226 Times in 111 Posts
Groans: 3
Groaned at 4 Times in 4 Posts
Rep Power: 56 Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice Zero is just really nice
Default

Các bạn có thể xem thêm ở topic gốc: http://www.olympiavn.org/forum/index.php?topic=187.0

Chữ kí cá nhânThe Olympeek - Tờ báo kết nối tri thức và cộng đồng Olympiavn
http://www.olympiavn.org/forum/index.php?board=217.0


Zero vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn Zero vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
quangquy91 (02-09-2010)
Old 06-06-2008 Mã bài: 24789   #2194
cuulep
Thành viên ChemVN
 
cuulep's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2008
Tuổi: 33
Posts: 21
Thanks: 5
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 cuulep is an unknown quantity at this point
Default Vài thắc mắc về chuyên đề phi kim

1. Khí nào dễ hóa long nhất trong các khí sau:
a. O2 b. CO2 c.SO2 d.CH4

2. Khí nào sa đâu là khó hóa lỏng nhất trong tất cả các loại khí?
a. N2 b.He c.Ar d.O2

3. Thoiừ điểm nào sau đây là thích hợp nhất để bón phân cho lúa:
a. Buổi sang sớm lúc sương con đọng trên lá
b. Buổi trưa nắng
c. Buổi chiều vẫn còn ánh nắng
d. Buổi chiều tối khi mặt trời vừa lặn

4. Hóa chất nào sau đây để giúp phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4:
a. Dd HCl
b. Dd H2SO4 loãng
c. Dd HNO3
d. Dd FeCl3

5. Tại sao để loại bỏ khí flo ra khỏi khí thải các nhà máy thì ta fải dùg NaOH ở nòng độ xác định là từ 5- 10%

thay đổi nội dung bởi: cuulep, ngày 06-07-2008 lúc 04:35 PM.
cuulep vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-06-2008 Mã bài: 24791   #2195
Bo_2Q
Moderator
 
Bo_2Q's Avatar

Chemistry for better life
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: Berlin
Posts: 601
Thanks: 120
Thanked 1,315 Times in 135 Posts
Groans: 6
Groaned at 8 Times in 6 Posts
Rep Power: 67 Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice
Send a message via Yahoo to Bo_2Q
Default

1/ SO2 do nó có momen lưỡng cực khác 0
2/ He
3/ Không rõ ý lắm nhưng mình nghĩ còn tùy loại phân nữa chứ nhỉ
4/ dd HNO3
6/ Chất béo lỏng là các gốc R không no , còn chất béo rắn là các gốc R no mà

Chữ kí cá nhânScience for Humanity

Bo_2Q vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-06-2008 Mã bài: 24792   #2196
huyngoc
VIP ChemVN
 
huyngoc's Avatar

hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
 
Tham gia ngày: Apr 2008
Location: hà nội
Posts: 309
Thanks: 450
Thanked 70 Times in 41 Posts
Groans: 63
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 33 huyngoc is on a distinguished road
Default

2, mình thì lại nhĩ là Ar
4 mình cho là buổi sáng nhưng khi mặt trời mới mọc chứ ko phải là khi còn sương mù bạn ạ!
huyngoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-06-2008 Mã bài: 24799   #2197
cuulep
Thành viên ChemVN
 
cuulep's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2008
Tuổi: 33
Posts: 21
Thanks: 5
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 cuulep is an unknown quantity at this point
Default

CÂU 2 ẤY CÓ ĐÁP ÁN LÀ b ĐẤY, NHƯNG MÀ TẠI SAO LẠI THẾ MỚI ĐC CHỨ, TỚ ĐANG HỎI MÀ

CẢ CÂU 4 NỮA

thay đổi nội dung bởi: cuulep, ngày 06-08-2008 lúc 09:33 AM.
cuulep vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-07-2008 Mã bài: 24902   #2198
Bo_2Q
Moderator
 
Bo_2Q's Avatar

Chemistry for better life
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: Berlin
Posts: 601
Thanks: 120
Thanked 1,315 Times in 135 Posts
Groans: 6
Groaned at 8 Times in 6 Posts
Rep Power: 67 Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice Bo_2Q is just really nice
Send a message via Yahoo to Bo_2Q
Default

Trích:
Nguyên văn bởi huyngoc View Post
thực sự kiểu hỏi này mình ko thích tý nào vì ko biết kiến thức của người hỏi thế nào mà trả lời cao quá cũng ko được thấp qua sthif cũng phiền híc nhưng câu thứ 2 thì do cấu tạo nguyên tử của nó thôi mà bạn!
Điểm sôi của He và Ar lần lượt là -268,93 độ C và -185,85 độ C . Sao lại chọn Ar nhỉ , huynh giải thích giùm với , cao hay thấp cũng OK miễn sao hợp lí

Chữ kí cá nhânScience for Humanity

Bo_2Q vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-07-2008 Mã bài: 24904   #2199
lanthi
Thành viên ChemVN
 
lanthi's Avatar

 
Tham gia ngày: Jun 2008
Location: giai lạc, thị trấn Quang Minh, MêLinh
Posts: 4
Thanks: 3
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 lanthi is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to lanthi
Default

bạn nào trả lời câu 5 đi
mình cũng rất cần câu trả lời cho câu hỏi đó
lanthi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-09-2008 Mã bài: 24992   #2200
trungndnamdinh
Thành viên ChemVN
 
trungndnamdinh's Avatar

 
Tham gia ngày: Sep 2007
Location: trung quoc
Tuổi: 34
Posts: 12
Thanks: 11
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 trungndnamdinh is an unknown quantity at this point
Default

mọi người chỉ cho mình với có cách nào để tách HClO3 và HClO4 không.cảm ơn
trungndnamdinh vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 2 (0 thành viên và 2 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:25 AM.