Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY ::.. > HÓA HỌC ỨNG DỤNG - APPLIED CHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Nước rửa chén.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 09-20-2009 Mã bài: 46463   #81
happychem
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 10
Thanks: 5
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 happychem is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi chocolatenoir View Post
Theo hiểu biết của mình thì chất bẩn trên một bề mặt (da, tóc, vải, sứ...) gồm các loại cơ bản:
- các chất bẩn cơ học trơ (VD cát): có thể tẩy, rửa trôi bằng tác động cơ học như giũ, gột nước
- các chất bẩn có thành phần hóa học dạng ưa nước (tức là dễ hòa tan trong nước): có thể tẩy, rửa trôi bằng tác động của nước (cộng thêm tác dụng cơ học chà, vò nữa)
- các chất bẩn có thành phần hóa học dạng kị nước (dầu, mỡ...): các chất bẩn này không tan trong nước. Để nước có thể rửa trôi được chúng đòi hỏi sự có mặt của chất hoạt động bề mặt mà tác dụng chính của chúng là giúp hòa tan/rửa trôi được các thành phần kị nước này

Do vậy Thành phần cơ bản của bất kỳ một sản phẩm tẩy rửa nào: bột giặt, nước rửa chén bát, tẩy bồn cầu, xà bông tắm, dầu gội... luôn luôn là một chất hoạt động bề mặt.


Nổi tiếng trong số các chất hoạt động bề mặt có:

* Họ LAS trong đó lâu đời nhất là DBSA : dodecyl benzene sulfonic acide vốn chất hoạt động bề mặt thường dùng nhất trong sản phẩm tẩy rửa nhưng do có vòng benzen nên rất khó bị phân hủy trong môi trường tự nhiên sau khi sử dung.

Hiện nay các chất hoạt động bề mặt được ưa chuộng là
+ Sodium dodecyl sulfate (còn gọi là sodium lauryl sulfate hay SLS)

+ Ammonium lauryl sulfate

+ SLES: sodium lauryl ether sulfate : thường dùng hiện nay Công thức tổng quát là
CH3(CH2)10CH2 (OCH2CH2)n OSO3Na tức gồm dây dodecyl sau đó đến n nhóm ether nối tiếp sản phẩm thường dùng nhất là n=3.


Hy vọng là tới đây bạn không hỏi "lauryl là nguyên tố nào trong Bảng tuần hoàn nữa"

Cần chú ý là đối với sản phẩm dùng cho cơ thể người (đặc biết là cho trẻ em hay trẻ sơ sinh) thì thành phần và hàm lượng chất hoạt động bề mặt cần được khống chết chặt chẽ. Ngoài ra trong các sản phẩm tẩy rửa có thể thêm vào
+ Chất oxi hóa với hàm lượng phù hợp
+ các enzym giúp phân hủy sinh học

Bên cạnh đó hai thành phần phụ không thểt hiếu là:
+ Chất tạo mùi thơm
+ Chất màu

Về chất tạo bọt thì bản thân các chất hoạt động bề mặt thường cũng tạo bọt và nhiều khi tính chất này không giúp cải thiện gì khả năng tẩy rửa cả (chỉ là cảm giác của người tiêu dùng). Trong một số sản phẩm thì tính chất này còn gây hại (như bột giặt cho máy giặt chẳng hạn) và cần được thay thế bằng chất hoạt động bề mặt ít hya không sinh bọt.

Về phân loại chất hoạt động bề mặt thì người ta chia làm ba loại:
+ chất hoạt động bề mặt không ion
+ chất hoạt động bề mặt ion (cation hay anion) hay trung tính hoặc có hai đầu chứa điện tích âm và dương nhưng trung hòa về điện tích khi xét toàn bộ phân tử.

Dưới đây ghi vài loại chất hoạt động bề mặt thông dụng (viết dựa theo wikipedia thôi)

Chất hoạt động bề mặt loại ionic
Anionic (based on sulfate, sulfonate or carboxylate anions)
Sodium dodecyl sulfate (SDS), ammonium lauryl sulfate, and other alkyl sulfate salts
Sodium laureth sulfate, also known as sodium lauryl ether sulfate (SLES)
Alkyl benzene sulfonate

Cationic (based on quaternary ammonium cations)
Cetyl trimethylammonium bromide (CTAB) a.k.a. hexadecyl trimethyl ammonium bromide, and other alkyltrimethylammonium salts
Cetylpyridinium chloride (CPC)
Polyethoxylated tallow amine (POEA)
Benzalkonium chloride (BAC)
Benzethonium chloride (BZT)

Chất hoạt động bề mặt loại trung hòa điện tích
Dodecyl betaine
Dodecyl dimethylamine oxide
Cocamidopropyl betaine
Coco ampho glycinate

Chất hoạt động bề mặt loại không ion
Alkyl poly(ethylene oxide)
Copolymers of poly(ethylene oxide) and poly(propylene oxide) (commercially called Poloxamers or Poloxamines)
Alkyl polyglucosides, including:
Octyl glucoside
Decyl maltoside
Alcol béo (dây alkyl dài)
Cetyl alcohol
Oleyl alcohol
Cocamide MEA, cocamide DEA, cocamide TEA


Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến!!!!
Cám ơn bạn, thông tin rất hữu ích. Nói như vậy thì lauryl sulfate không hẵn là chất độc hại như bạn Linsaylinh nói ở trang trước. Dĩ nhiên nếu dùng NRC mà rửa không kỹ để nuốt vào bụng thì sẽ bị độc thôi. Trong công thức làm NRC sunlight có dùng LAURIN. Vậy LAURIN là gì? Có phải là chất tạo bọt không?
happychem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-20-2009 Mã bài: 46464   #82
happychem
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 10
Thanks: 5
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 happychem is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi Lâm Hoàng Hưng View Post
Chào các bạn, thấy các bạn trao đổi rất nhiều về nước rửa chén nhưng hình như vẫn chưa có một công thức nước rửa chén mới ngoài những công thức pha chế cũ. Do vậy, hôm nay mình sẽ giới thiệu một công thức pha chế nước rửa chén tương đối đậm đặc.

Hàm lượng chất HĐBM trong nước rửa chén này vào khoảng 18%. Thành phần pha chế tương đối khá phức tạp.

+ Thành phần chất HĐBM: chủ là LAS với sự kết hợp lauryl sunphat (bột lauryl, để tạo bọt tốt), SLES (để làm giảm sự kích thích da tay) và cocoamidopropyl betain (CAPB hay CAB, để làm mềm da tay và có tính diệt khuẩn).

+ Thành phần làm bền bọt: Sử dụng cocodiethanolamide (CDE) kết hợp với polymer ethylen glycol 4000.

+ Thành phần làm đặc: Sử dụng HEC, có thể kết hợp với polymer PVP-K30 để tăng độ nhớt.

+ Thành phần phụ gia: gồm acid citric (tạo đệm và là thành phần tạo phức để loại bỏ sắt và canxi có trong nước cứng), NaOH (để trung hòa), MgSO4.7H2O (để làm tăng hiệu quả tẩy rửa của nước rửa chén), NaCl hay Na2SO4 để điều chỉnh độ nhớt.

********************************
Công thức tính trên 1 lít nước rửa chén

+ LAS: 110 g
+ SLES: 40 g
+ Bột lauryl (lauryl sunphat): 20 g
+ CAPB (ngoài thị trường thường ký hiệu là CAB): 10 g
+ CDE: 20 g
+ Acid citric 25 g
+ NaOH 25 - 40 g
+ HEC: 2 g
+ PEG - 4000: 2 g
+ PVP-K30: 0 - 2 g (có thể không cần)
+ MgSO4: 10 g (có thể không cần)
+ NaCl: dùng để điều chính độ nhớt

Cách thức tổng hợp:

Phần A - Hòa tan lượng LAS vào 300 - 400 ml nước, khuấy đến khi tan hoàn toàn. Dùng dung dịch NaOH (20 g NaOH trong 100 ml nước) trung hòa đến khi giấy pH chỉ 6 - 8. Nếu trung hòa quá, có thể cho vài hạt tinh thể acid citric để đưa về pH < 6 rồi trung hòa cẩn thận đến pH 6 - 7. Quá trình hòa tan và trung hòa này tốt nhất nên sử dụng máy khuấy cơ. Nếu không có máy khuấy cơ, các bạn có thể sử dụng máy đánh trứng cũng được. Mỗi lần cho dung dịch NaOH vào cần khuấy đều dung dịch chất HĐBM (rất nhớt) trong ít nhất 2 phút rồi mới thử pH.

Phần B - Hòa tan hỗn hợp SLES, bột lauryl và CAB vào 300 ml nước trong một cốc khác đến khi tan hoàn toàn. Quá trình hòa tan thường khá lâu, nên dùng máy khuấy. Sau khi các chất tan hết (dung dịch trong suốt) thì thêm CDE vào và khuấy mạnh. Lúc này, dung dịch tạo nhiều bọt và rất nhớt.

- Đổ hai phần chất HĐBM A và B vào nhau và khuấy đều và mạnh để đảm bảo đồng nhất. Thu được phần dung dịch C.

- Hòa tan 25 g acid citric vào 100 ml nước, hòa tan riêng 14 g NaOH trong 50 ml nước. TRộn dung dịch acid citric và NaOH vào nhau và kiểm tra pH của dung dịch. Nếu pH gần 7 là được, nếu thấp hơn 6 thì dùng dung dịch NaOH (ở phần A) trung hòa đến 6 - 7.

- Hòa tan HEC, PEG-4000 và PVP trong 100 ml nước. Khuấy kỹ đến khi dung dịch hơi đục không còn cặn dưới đáy cốc.

- Hòa tan 10 g MgSO4.7H2O bằng lương nước cần thiết đến tan hoàn toàn.

- Tiếp theo, lần lượt cho dung dịch citric đã trung hòa rồi đến dung dịch HEC + PEG và sau cùng cho dung dịch MgSO4 vào phần dung dịch C. Mỗi lần cho vào phải khuấy mạnh trong ít nhất 10 phút để hoàn toàn đồng nhất rồi mới cho các phần tiếp vào. Sau khi cho hết các phần vào thì dung dịch nước rửa chén rất nhớt và có nhiều bọt. Lúc này, thêm màu (mùi chanh hay mùi bạc hà) và màu thực phẩm (màu vàng tartrazine). Khuấy thật mạnh trong 20 phút để đồng nhất.

- Sau cùng, để yên nước rửa chén thành phẩm trong 3 - 4 giờ để làm trong. Sau đó vô chai.

Ghi chú:

+ Nếu pha đúng, nước rửa chén sẽ trong và nhớt. Nếu đục thì có thể do khuấy không đủ mạnh nên các phần không hòa tan hoàn toàn vào nhau.

+ Có thể kiểm tra khả năng tẩy rửa của sản phẩm bằng cách pha loãng 40 - 50 lần nước rửa chén bằng nước lã và khuấy mạnh để xem khả năng tạo bọt. Bọt phải tạo nhiều và bền là đạt. Cũng Có thể kiểm tra bằng cách rửa các bát đĩa dính dầu mỡ.

+ Các hóa chất trên đều có bán tại hóa chất 11B trên đường Tô Hiến Thành hay các bạn có thể mua lẻ tại chợ Kim Biên.

+ Đây là công thức được tồng hợp từ một số nguồn tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên, cái khó của bài tổng hợp này là độ nhớt cao của dung dịch nước rửa chén khi pha chế. Nếu các bạn sử dụng máy khuấy cơ thì không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, nếu sử dụng khuấy tay thì có thể gặp kho khăn vì rất khó khuấy cho đồng nhất được.

+ Có thể hạ hàm lượng chất HĐBM xuống còn 12 - 15%. Nếu độ nhớt không đạt yêu cầu thì dùng dung dịch NaCl (ở dạng dung dịch bão hòa) thêm từng ít một vào đến khi đạt được độ nhớt như mong muốn. Cần tránh cho quá nhiều vì sẽ gây đục nước rửa chén thành phẩm.
Trong công thức, bạn đã sử dụng LAS (lauryl alkyl sulfate) và SLES (Sodium Lauryl ether sulfate). Thành phần thứ 3 lại là BỘT LAURYL SULFATE. Vậy là loại lauryl sulfate nào vậy? Bạn có thể nói rõ hơn không. Mình thấy CT của bạn phức tạp khó làm như mà cũng lý thú lắm. Mình quyết định làm thử NRC ở nhà xài. Mong bạn giúp mình với nhé!

thay đổi nội dung bởi: happychem, ngày 09-20-2009 lúc 07:51 PM.
happychem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-20-2009 Mã bài: 46490   #83
thanhchem
Thành viên ChemVN

thanhchem
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 85
Thanks: 6
Thanked 26 Times in 19 Posts
Groans: 0
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 0 thanhchem is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi duyt2 View Post
Hiện nay mình đang làm đề tài seminar về nước rửa chén bát, nếu bạn nào có thông tin gì về nước rửa chén thì cho mình xin..mình rất cảm ơn...
HIện nay trong nước rửa chén có dùng thêm alcohol ethoxylate (NI) để tăng thêm hiệu quả tẩy dầu mỡ
thanhchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-22-2009 Mã bài: 46588   #84
contep
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Tuổi: 56
Posts: 10
Thanks: 2
Thanked 9 Times in 5 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 contep is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi happychem View Post
Trong công thức, bạn đã sử dụng LAS (lauryl alkyl sulfate) và SLES (Sodium Lauryl ether sulfate). Thành phần thứ 3 lại là BỘT LAURYL SULFATE. Vậy là loại lauryl sulfate nào vậy? Bạn có thể nói rõ hơn không. Mình thấy CT của bạn phức tạp khó làm như mà cũng lý thú lắm. Mình quyết định làm thử NRC ở nhà xài. Mong bạn giúp mình với nhé!
Bột lauryl sulfat là SLS đó. So sánh với SLES thì SLS có độ tẩy rửa mạnh hơn, kích ứng da tay hơn. Khả năng hòa tan trong nước và độ ổn định điện tích yếu hơn.
contep vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn contep vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
happychem (09-22-2009), lienthanhquyet (09-25-2009)
Old 09-30-2009 Mã bài: 47258   #85
culu
Thành viên ChemVN

thanh song
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 47
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 culu is an unknown quantity at this point
Default

Cảm ơn HAppychem nhiều!!!
Cho mình xin công thức làm nước lau sàn luôn đi! Minh đang cần Happychem ơi!
Có bạn nào biết thì post cho mình với!!!
culu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-02-2009 Mã bài: 47444   #86
happychem
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 10
Thanks: 5
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 happychem is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi culu View Post
Cảm ơn HAppychem nhiều!!!
Cho mình xin công thức làm nước lau sàn luôn đi! Minh đang cần Happychem ơi!
Có bạn nào biết thì post cho mình với!!!
Bạn trở vô trang đầu của Applied Chemistry có phần thảo luận về nước lau sàn và nước xả vải đó. Vô đó tham khảo cũng hay lắm...
happychem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-03-2009 Mã bài: 47530   #87
culu
Thành viên ChemVN

thanh song
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 47
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 culu is an unknown quantity at this point
Default Hóa học ứng dụng - applied chemistry

Thanhchem ơi! nếu làm theo công thức của anh đưa alcohol ethoxylate với cabomer thì sản phẩm lau sàn có đặc như sunlight không?
mình còn thêm hợp chất làm bóng không anh?
culu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-03-2009 Mã bài: 47561   #88
thanhchem
Thành viên ChemVN

thanhchem
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 85
Thanks: 6
Thanked 26 Times in 19 Posts
Groans: 0
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 0 thanhchem is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi culu View Post
Thanhchem ơi! nếu làm theo công thức của anh đưa alcohol ethoxylate với cabomer thì sản phẩm lau sàn có đặc như sunlight không?
mình còn thêm hợp chất làm bóng không anh?
Không cần thêm hợp chất làm bóng đâu bạn ơi. Nếu bạn cần treo bọt thì dùng carbomer, còn nếu cần đặc thì dùng HEC bạn nhé. HEC muốn trương nở nhanh thì bạn cho vào 1 ít kiềm.
thanhchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-03-2009 Mã bài: 47564   #89
culu
Thành viên ChemVN

thanh song
 
Tham gia ngày: Mar 2009
Posts: 47
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 culu is an unknown quantity at this point
Default

Thật sự em chưa tìm được công thức tối ưu của sản phẩm này, nhưng nếu làm đặc bằng HEC thì giá thành của sản phẩm cao lắm đấy. Có thể dùng chất nào khác HEC không anh? Anh Thanhchem cho em xin quy cách của anh đã làm thành công rồi đi!!!
Cảm ơn anh nhiều
culu vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-03-2009 Mã bài: 47566   #90
thanhchem
Thành viên ChemVN

thanhchem
 
Tham gia ngày: Sep 2009
Posts: 85
Thanks: 6
Thanked 26 Times in 19 Posts
Groans: 0
Groaned at 3 Times in 3 Posts
Rep Power: 0 thanhchem is an unknown quantity at this point
Default

Trích:
Nguyên văn bởi culu View Post
Thật sự em chưa tìm được công thức tối ưu của sản phẩm này, nhưng nếu làm đặc bằng HEC thì giá thành của sản phẩm cao lắm đấy. Có thể dùng chất nào khác HEC không anh? Anh Thanhchem cho em xin quy cách của anh đã làm thành công rồi đi!!!
Cảm ơn anh nhiều
Bạn có thể cho mình biết giá thành của 1 kg thành phẩm khoảng bao nhiêu được không? Có những chất hoạt động bề mặt có hoạt tính tẩy rửa khá cao nên trong công thức lau sàn chỉ dùng 0.5% thôi. Lúc đó giá thành khá rẻ so với dùng NP-9 là 3% đó bạn.
thanhchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:35 AM.