Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > LINH TINH > THÙNG RÁC - RECYCLE BIN

Notices

THÙNG RÁC - RECYCLE BIN Để test diễn đàn

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Khí "cười".


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 08-17-2010 Mã bài: 66871   #1
only13_inmyheart
Thành viên ChemVN
 
only13_inmyheart's Avatar

4ever Lov3 Sup3r Juni0r
 
Tham gia ngày: Aug 2010
Tuổi: 27
Posts: 0
Thanks: 0
Thanked 2 Times in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 only13_inmyheart is an unknown quantity at this point
Default Khí "cười"_Hiểm họa lớn nhất đối với tầng Ozone...

:012: Đúng là có khí đó thật: chất N2O, không màu, mùi thơm, có thể tác động vào đường truyền dẫn thần kinh tạo cảm giác hưng phấn, sảng khoái đột biến nên được gọi là “khí cười”.

Một trong những ứng dụng sớm của “khí cười” là ở lĩnh vực nha khoa. Để vỗ yên và dập tắt sớm những cú gào thét thất thanh của thượng đế “nhí”, một số nha sĩ cho các thượng đế hít hỗn hợp khí (N2O+O2) với liều lượng an toàn. Hiệu quả có khi khá ngoạn mục: chiếc răng sâu rời “đội ngũ” rơi đánh keng xuống đĩa rồi mà “chủ sở hữu” vẫn còn cười vui vẻ. Ở nước ngoài, đôi khi chúng được cảnh sát sử dụng khi cần “kiến tạo hòa bình” như hai nhóm hooligan sắp nổ ra một trận lưu huyết vì màu cờ sắc áo chẳng hạn.

Loại bình xịt “khí cười” này thỉnh thoảng xuất hiện trong số đồ chơi Trung Quốc. Tuy vậy để làm ai đó phải bật cười ngặt nghẽo được thì hơi khó bởi hàm lượng dễ bị tản mát. Tuy vậy cũng cần ngăn chặn sớm ai đó định chơi trò rắn mắt bởi đây là loại khí tác động thần kinh. Đặc biệt sự hưng phấn quá độ còn có thể kích hoạt một cơn ngưng thở đột xuất ở những bạn mắc bệnh hen suyễn hay tim mạch.
Một nghiên cứu mới cho biết nitrous oxide ( N2O ), được nhiều người biết với cái tên “khí cười”, hiện nay là chất phân hủy tầng ozone do con người thải ra và nó có khả năng tồn tại suốt nhiều thế kỉ.

Lỗ thủng tầng Ozone tại Nam Cực. (Ảnh: natural.com)

N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón ni tơ hay xử lí nước thải. Các nhà nghiên cứu cho biết nên giảm việc sử dụng loại hợp chất này để tránh làm mỏng tầng ozone bao quanh Trái đất.

Tầng ozone che chở Trái đất khỏi tác hại của tia cực tím mặt trời, loại tia này tăng khả năng ung thư của con người cũng như đe dọa mùa màng và đời sống thủy sinh.

Loại hóa chất Clorua-florua-cacbon (CFCs) do con người tạo ra được nhắc đến rầm rộ vào thập niên 80 khi con người nhận ra chúng đã đục thủng một vùng lớn tầng ozone ở những vùng cực. Năm 1987, hiệp ước quốc tế có tên Nghị định thư Montreal được kí kết, qui định chặt chẽ việc sản xuất CFC và những khí gây hại tầng ozone. Đến năm 1996, những chất này hoàn toàn không còn được sử dụng.

Từ sau đó, tầng ozone của Trái đất của cả hai vùng cực và của bầu khí quyển xung quanh hành tinh dần được phục hồi. Nhưng N2O là loại khí không có trong danh mục Nghị định thư Montreal. Và việc thải N2O có thể đảo ngược thành quả trên, thậm chí có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ.

A.R. Ravishankara thuộc Ban quản lí Khí quyển và Hải dương Mỹ, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu mới cho biết hiện tại, N2O là khí thải làm phân hủy tầng ozone nghiêm trọng nhất và tầng ozone liên tục bị tấn công nếu chúng ta không kịp hành động.

Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính

Một số loại phân bón được sử dụng tại các nông trại hiện đại làm tăng lượng N2O. (ảnh: NationalGeographic)

Ông cho biết, N2O cũng là khí gây hiệu ứng nhà kính khi liên kết với khí metan hoặc CO2. Vì vậy việc ngăn chặn chúng cũng rất tốt đối với khí hậu.

N2O được tạo thành tự nhiên khi vi khuẩn phân hủy ni tơ trong đất hoặc nước. N2O bốc lên tầng bình lưu, tại đây tia mặt trời phân tích chúng thành những phân tử ni tơ và oxy vô hại.

Tuy nhiên một số N2O vẫn tồn tại và có thể tồn tại hàng trăm năm. Hợp chất này phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao để tạo thành hợp chất nitric oxide (NO). Chính hợp chất này là tác nhân phá hủy ozone.

Ravishankara chỉ ra rằng mặc dù N2O không làm thủng tầng ozone nhưng nó khiến toàn thể lớp ozone mỏng hơn

Nguồn N2O phong phú và khó kiểm soát

Mô hình phân tử N2O.

Quy trình hóa học này được biết từ những năm 70 khi các nhà khoa học lo lắng về hiệu ứng môi trường khi máy bay siêu thanh thải khí NO phá hủy tầng ozone. Ravishankara và cộng sự của ông là những người đầu tiên nhấn mạnh về tác hại của NO trong việc làm suy yếu tầng ozone

Để khẳng định điều này, họ đã tạo ra mô hình khí quyển và những phản ứng hóa học xảy ra bên trong nó. Họ nhận thấy rằng khả năng của N2O làm suy yếu tầng ozone có thể so sánh được với những chất làm suy yếu ozone khác được gọi là hydro CFCs, những chất này thay thế CFCs nhưng cũng đang trong quá trình ngưng dần việc sử dụng.

Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất.

Tăng lên nhanh chóng

Biếm họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học chỉ ra chúng ta đã hoàn toàn lờ đi vai trò của chính mình trong việc tạo ra loại khí nguy hại này. 1/3 tổng lượng N2O thải vào khí quyển là từ những hoạt động của con người như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón gốc ni tơ, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến ni tơ.

Vì thế, cho dù máy bay siêu thanh không bao giờ cất cánh thì khí thải N2O hiện tại cũng phá hủy tầng ozone tương đương 500 chuyến bay một ngày. Mức thải tăng 0,25% một năm từ trước thời đại công nghiệp.

Don Wuebbes đến từ Đại học linois tại Urbana – Champaign, người phát minh ra phương pháp định lượng hóa chất tiềm tàng phá hủy ozone cho biết, N2O là một loại khí bị lãng quên. Con người luôn nó như một thứ thông thường trong tự nhiên và họ quên rằng nó đang tăng lên.

Biếm họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ravishankara cho biết khi mức CFC được giảm bớt, N2O thậm chí lại tác động mạnh hơn. Ni tơ và những hợp chất clo trung hòa tác động của nhau đối với tầng ozone – càng nhiều clo thì tác động phá hủy tầng ozone của ni tơ càng giảm và ngược lại. Khi CFC các loại được thanh lọc khỏi bầu khí quyển thì tác động của N2O tăng 50% khả năng so với trước.

Wuebbles cho rằng trong khi chúng ta mong đợi tầng ozone sẽ dần hồi phục nhờ vào những hoạt động cắt giảm CFC thì N2O lại ngăn chặn điều đó xảy ra.

thay đổi nội dung bởi: only13_inmyheart, ngày 08-17-2010 lúc 09:28 PM.
only13_inmyheart vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn only13_inmyheart vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
dst (08-17-2010), hely (08-17-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:53 AM.