Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM

Notices

KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM Moderators: aqhl, thanhatbu_13, chocolatenoir, F91

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Quang hợp.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 06-15-2007 Mã bài: 9056   #1
Dinh Tien Dung
Cựu Moderator
 
Dinh Tien Dung's Avatar

 
Tham gia ngày: Feb 2007
Location: THPT chuyên Phan Bội Châu
Tuổi: 32
Posts: 553
Thanks: 40
Thanked 205 Times in 39 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 46 Dinh Tien Dung is on a distinguished road
Send a message via Yahoo to Dinh Tien Dung Send a message via Skype™ to Dinh Tien Dung
Default Quang hợp

Các anh chị cho em hỏi phản ứng quang hợp có cơ chế như thế nào . Em cảm ơn nhiều
Dinh Tien Dung vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-16-2007 Mã bài: 9065   #2
imperata
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Jan 2007
Location: TPHCM
Tuổi: 36
Posts: 31
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 imperata is an unknown quantity at this point
Default

Rất phức tạp em à.
Quang hợp là sự khử CO2 thành các hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng mặt trời và có sự phóng thích oxy từ nước. Nó có 2 giai đoạn chính:
1/Giai đoạn sáng: xảy ra khi có ánh sáng, gồm sự chuyển điện tử từ H2O tới NADP+ tạo ra NADPH và ATP: NADP+ + H2O -> NADPH + 1/2 O2 + H+. Đây là phương trình tổng quát, còn các bước trung gian khá phức tạp, nghiên về sinh học nhiều (em cần phải nắm các khái niệm về lục lạp, quang hệ thống,các sắc tố). Về sắc tố: sắc tố chính trong quá trình quang hợp là Chlorophyl a, nó có khả năng nhận và phóng thích điện tử, ngoài ra còn có các sắc tố phụ hấp thu ánh sáng và truyền năng lượng về trung tâm hoạt động của quang hệ thống. Quang hệ thống có thể hiểu đơn giản là một tập hợp nhiều sắc tố gồm anten thu ánh sáng và trung tâm hoạt động, có 2 loại quang hệ thống là PS II và PS I. Sự phối hợp hoạt động của 2 quang hệ thống này sẽ giúp sự chuyển điện tử từ H2O đến NADP+.
Tóm tắt sự hoạt động của 2 quang hệ thống bằng sơ đồ sau:

H2O -> Z (phức trung gian) -> P680 (ở PSII) -> Quinon -> Plastoquinon -> Cyt b6-f -> Plastocyanin ->P700 (ở PSI) -> X (chứa Fe và S) -> Feredoxin -> NADP+ -> NADPH + H+

Trong quá trình dịch chuyển điện tử, một phần năng lượng của electron giúp tạo thành ATP qua sự quang phosphoryl hoá.

(P680, P700 lần lượt là trung tâm hoạt động của quang hệ thống II và quang hệ thống I, PS = photosystem-quang hệ thống)

Sau giai đoạn sáng, các hợp chất cao năng (ATP, NADPH) được tạo thành, chúng sẽ tham gia vào giai đoạn tối.

2/Giai đoạn tối: không cần ánh sáng, sử dụng năng lượng tích trữ trong ATP và NADPH để tổng hợp nên carbohydrat thông qua chu trình Calvin (chu trình này rất phức tạp).

Tài liệu tham khảo: Giáo trình Sinh học tế bào, Bộ môn Thực vật, Khoa Dược, Đại Học Y Dược TPHCM

Chữ kí cá nhân
<< * YOUR HEALTH is OUR HAPPINESS * >>



thay đổi nội dung bởi: imperata, ngày 06-16-2007 lúc 08:56 AM.
imperata vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 01:20 PM.