Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ LÝ - PHYSICAL CHEMISTRY FORUM > ELECTROCHEMISTRY

Notices

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - Phân loại ăn mòn kim loại.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 11-13-2007 Mã bài: 17543   #1
victory71986
Thành viên ChemVN
 
victory71986's Avatar

Ác Quỷ Đường Phố
 
Tham gia ngày: May 2007
Tuổi: 37
Posts: 82
Thanks: 7
Thanked 5 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 victory71986 is an unknown quantity at this point
Talking Phân loại ăn mòn kim loại

mới lượm đc trên hoá học viet Nam post lên cho anh em coi


Trước tiên, chúng ta có thể hiểu ăn mòn kim loại là sự tự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học và điện hoá học của nó với môi trường bên ngoài. Hoặc một định nghĩa ăn mòn kim loại là sự phá huỷ tự phát các kim loại gây ra bởi các quá trình hoá học hoặc điện hoá học xảy ra trên bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường ngoài (vd. khí quyển, nước biển, môi trường phản ứng, vv.).

Dạng ăn mòn kim loại phổ biến nhất là gỉ sắt. Gỉ sắt (có thành phần Fe2O3.nH2O) không bền và xốp nên không bảo vệ được sắt khỏi bị ăn mòn. Hằng năm khoảng 10% kim loại khai thác được bị ăn mòn, không sử dụng được. Có thể chống sự ăn mòn kim loại bằng cách sơn, tráng men, tạo màng bảo vệ, mạ một lớp kim loại khó bị ăn mòn như crom, niken hoặc bằng cách sử dụng protectơ.

Phân loại
1. Theo cơ chế của quá trình ăn mòn.
- Ăn mòn hoá học : là quá trình ăn mòn do tác dụng hoá học giữa kim loại với môi trường .
- Ăn mòn điện hoá: là quá trình ăn mòn do tác dụng điện hoá học giữa kim loại với môi trường; phản ứng điện hóa xảy ra trên 2 vùng khác nhau của bề mặt kim loại: vùng anốt và vùng catốt. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào điện thế điện cực của kim loại, môi trường ăn mòn, nhiệt độ …
2. Theo điều kiện của quá trình ăn mòn.
- Ăn mòn khí : ăn mòn kim loại trong khí thường xảy ra ở nhiệt độ cao.
- Ăn mòn khí quyển : ăn mòn kim loại trong khí quyển tự nhiên.
- Ăn mòn trong chất điện giải : ăn mòn kim loại xảy ra trong chất lỏng dẫn điện.
- Ăn mòn trong đất.
- Ăn mòn do dòng điện ngoài: ăn mòn điện hoá do tác dụng của dòng điện 1 chiều bên ngoài.
- Ăn mòn tiếp xúc: là dạng ăn mòn điện hoá gây ra do kim loại có điện thế khác nhau tiếp xúc với nhau.
- Ăn mòn do ứng suất: là dạng ăn mòn do tác dụng đồng thời của môi trường ăn mòn và ứng suất cơ học.
- Ăn mòn do sinh vật: trong một số môi trường do một số vi sinh vật hoạt động tiết ra những chất làm tăng quá trình ăn mòn.
3. Theo đặc trưng của dạng ăn mòn.
* Ăn mòn toàn bộ: trên toàn bộ bề mặt kim loại bị ăn mòn.
- Ăn mòn đều: tốc độ ăn mòn trên bề mặt kim loại như nhau.
- Ăn mòn không đều: tốc độ ăn mòn không đều nhau trên bề mặt kim loại.
- Ăn mòn chọn lựa: chỉ phá huỷ một pha nào đó trong cấu trúc hợp kim, hay một cấu tử nào đó của hợp kim.
* Ăn mòn cục bộ: chỉ một vài phần trên bề mặt kim loại bị ăn mòn.
- Ăn mòn vết: tạo thành những vết dài trên bề mặt kim loại.
- Ăn mòn hố: ăn mòn tạo thành hố có chỗ sâu, chỗ nông.
- Ăn mòn điểm: ăn mòn ở dạng điểm khác nhau đường kính là 0,1 – 1,2 mm .
- Ăn mòn dưới bề mặt: ăn mòn ban đầu trên bề mặt nhưng dần dần ưu tiên dưới bề mặt.
- Ăn mòn giữa các tinh thể: ăn mòn này rất nguy hiểm vì không thay đổi dạng bề mặt bên ngoài, nhưng làm giảm nhanh độ bền và độ dẻo của kim loại.
- Ăn mòn nứt: khi tác động đồng thời hai nhân tố là ăn mòn và cơ học. Kim loại không những nứt ở giữa các giới hạn hạt mà còn xuyên qua tinh thể
victory71986 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-13-2007 Mã bài: 17544   #2
quanghuy_hạnhhoa
VIP ChemVN
 
quanghuy_hạnhhoa's Avatar

 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: duy tiên hà nam
Tuổi: 33
Posts: 318
Thanks: 0
Thanked 8 Times in 7 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 quanghuy_hạnhhoa has a little shameless behaviour in the past
Send a message via Yahoo to quanghuy_hạnhhoa
Default

có nên chia quá nhỏ ăn mòn kim loại thế này quá ko như ăn mòn vết và ăn mòn ko đều ; ăn mòn khí và ăn mòn trong khí quyển..vv..v.v.? có thể trùng nhau

Chữ kí cá nhânPhải nếm trải những đắng cay của cuộc đời ta mới trở thành con người hoàn hảo được
nhưng ngay lúc này đây chẳng ai muốn nếm trải cả những đắng cay đó cả
việc gì đến nó sẽ đến hãy để mình trôi theo dòng đời rồi ta sẽ hoàn thiện mình hơn


YAHOO : traihanam_91@yahoo.com


quanghuy_hạnhhoa vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 11-13-2007 Mã bài: 17547   #3
victory71986
Thành viên ChemVN
 
victory71986's Avatar

Ác Quỷ Đường Phố
 
Tham gia ngày: May 2007
Tuổi: 37
Posts: 82
Thanks: 7
Thanked 5 Times in 4 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 victory71986 is an unknown quantity at this point
Default

mình lên chia chứ chia kiểu đó dễ hiểu :) giữa ăn mòn khí và khí quyển nó có khác nhau ở phần nhiệu độ ăn mòn khí quyển xảy ra ở t thường con ăn mon ko khí cần t cao ,hai cai an mon kia thi sao lẫn đc :(
victory71986 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn victory71986 vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
kim thanh (11-19-2010)
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:03 AM.