Go Back   Diễn đàn Thế Giới Hoá Học > ..:: HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH -SPECIALIZED CHEMISTRY FORUM ::.. > KIẾN THỨC HOÁ VÔ CƠ - INORGANIC CHEMISTRY FORUM > NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP - CHEMISTRY OF NON-TRANSITION ELEMENTS

Notices

NGUYÊN TỐ KHÔNG CHUYỂN TIẾP - CHEMISTRY OF NON-TRANSITION ELEMENTS Đó là những nguyên tố s, p trong bảng phân loại tuần hoàn.

Cho Ðiểm Ðề Tài Này - bảo quản Na.


  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 05-16-2008 Mã bài: 23867   #1
kidvn3000
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: Mar 2008
Location: hcm
Posts: 78
Thanks: 9
Thanked 2 Times in 2 Posts
Groans: 0
Groaned at 1 Time in 1 Post
Rep Power: 0 kidvn3000 is an unknown quantity at this point
Default bảo quản Na

trong phòng thí nghiệm, tại sao Na lại bảo quản trong dầu hỏa khan và trung tính vậy?có phải do khối lượng riêng của Na nặng hơn dầu hỏa không vậy.các anh chị giúp mình câu này nha
kidvn3000 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-16-2008 Mã bài: 23869   #2
tieulytamhoan
VIP ChemVN
 
tieulytamhoan's Avatar

Tiểu Lý Tầm Hoan
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: The Earth ^^
Posts: 752
Thanks: 173
Thanked 3,370 Times in 183 Posts
Groans: 0
Groaned at 54 Times in 26 Posts
Rep Power: 84 tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all
Talking

Trích:
Nguyên văn bởi kidvn3000 View Post
trong phòng thí nghiệm, tại sao Na lại bảo quản trong dầu hỏa khan và trung tính vậy?có phải do khối lượng riêng của Na nặng hơn dầu hỏa không vậy.các anh chị giúp mình câu này nha
Phải làm như thế để bảo quản không cho Na pứ với các chất khác vì Na là 1 kim loại rất rất mạnh (KL kiềm mà lị ^^) dễ pứ với oxygen không khí, pứ với các chất oxy hóa khác, pứ với nước tạo thành dd kiềm...vv...

Về tỷ trọng thì tui ko có số liệu tỷ trọng của dầu hỏa nhưng tui có tỷ trọng của Na là 0.968 kg/m³ = 0.968 g/ml, tui thấy khi cô tui lấy Na từ lọ dầu hỏa ngâm nó ra thực hiện thí nghiệm cắt Na rùi cho vô lại thì Na chìm xuống đáy lọ dầu hỏa ---> tỷ trọng của dầu hỏa ấy (dầu trong lọ của cô tui thôi, nói chung chung thì tui ko chắc) nhỏ hơn Na.

1 vài ý kiến chủ quan. Thân!

Chữ kí cá nhânMethod is a teacher of teachers - Charles-Maurice Talleyrand-Périgord Duc de Bénévent
" Đời người sắc sắc không không
Chi bằng hãy sống hết lòng với nhau ..."



thay đổi nội dung bởi: tieulytamhoan, ngày 05-16-2008 lúc 09:59 PM.
tieulytamhoan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-16-2008 Mã bài: 23876   #3
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Bạn tamhoan đã trả lời chính xác, chỉ có 1 điểm là tỷ trọng. Khi nói tỷ trọng tức là ta đang so sánh khối lượng riêng của nó với một chất nào đó (thường là rất phổ biến và có khối lượng riêng dễ nhớ như nước hoặc không khí). Ở đây bạn đưa ra đơn vị kg/m3 nên mình nghĩ đây là khối lượng riêng chứ không phải tỷ trọng (tỷ trọng không có đơn vị). Còn đổi đơn vị thì mình nghĩ bạn gõ nhầm, 0.968 kg/m3 = 0.968 g/ml.
Bảo quản Na thì có thể bảo quản trong dầu hỏa, ete dầu hoặc xăng. Mình không hiểu ý dầu hỏa trung tính của bạn.
Còn tại sao bảo quản Na trong dầu hỏa, có phải do Na nặng hơn dầu hỏa không? Đúng là Na nặng hơn dầu hỏa như tamhoan đã nói, nhưng chính xác hơn là Na đủ nặng để có thể bảo quản trong dầu hỏa. Với Li kim loại thì Li quá nhẹ nên để trong dầu hỏa thì lập tức bị bắn lên nên không bảo quản được trong chất lỏng mà phải dùng sáp (parafin) hoặc vaselin.
Tại sao bảo quản trong dầu hỏa mà không bảo quản trong xăng hay ete dầu. Có 1 số nguyên nhân theo ý kiến mình như sau: dầu hỏa rẻ hơn xăng, mặc dù dầu hỏa hấp thu nước và oxygen nhiều hơn xăng một chút, nghĩa là khi lấy Na ra ta thấy 1 lớp oxit mỏng bám quanh Na. Nhưng quan trọng là dầu hỏa bay hơi chậm hơn xăng, khó cháy hơn...
Thân.

Chữ kí cá nhânKhi mặt trời lặn dần ở cuối chân trời, viên đá cuội nhỏ nhoi có một cái bóng đổ dài và nó thấy mình vĩ đại.


thay đổi nội dung bởi: tigerchem, ngày 05-16-2008 lúc 11:14 PM.
tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-16-2008 Mã bài: 23879   #4
tieulytamhoan
VIP ChemVN
 
tieulytamhoan's Avatar

Tiểu Lý Tầm Hoan
 
Tham gia ngày: Jul 2007
Location: The Earth ^^
Posts: 752
Thanks: 173
Thanked 3,370 Times in 183 Posts
Groans: 0
Groaned at 54 Times in 26 Posts
Rep Power: 84 tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all tieulytamhoan is a name known to all
Talking

Trích:
Nguyên văn bởi tigerchem View Post
Bạn tamhoan đã trả lời chính xác, chỉ có 1 điểm là tỷ trọng. Khi nói tỷ trọng tức là ta đang so sánh khối lượng riêng của nó với một chất nào đó (thường là rất phổ biến và có khối lượng riêng dễ nhớ như nước hoặc không khí). Ở đây bạn đưa ra đơn vị kg/m3 nên mình nghĩ đây là khối lượng riêng chứ không phải tỷ trọng. Còn đổi đơn vị thì mình nghĩ bạn gõ nhầm, 0.968 kg/m3 = 0.968 g/ml.
Bảo quản Na thì có thể bảo quản trong dầu hỏa, ete dầu hoặc xăng. Mình không hiểu ý dầu hỏa trung tính của bạn.
Còn tại sao bảo quản Na trong dầu hỏa, có phải do Na nặng hơn dầu hỏa không? Đúng là Na nặng hơn dầu hỏa như tamhoan đã nói, nhưng chính xác hơn là Na đủ nặng để có thể bảo quản trong dầu hỏa. Với Li kim loại thì Li quá nhẹ nên để trong dầu hỏa thì lập tức bị bắn lên nên không bảo quản được trong chất lỏng mà phải dùng sáp (parafin) hoặc vaselin.
Tại sao bảo quản trong dầu hỏa mà không bảo quản trong xăng hay ete dầu. Có 1 số nguyên nhân theo ý kiến mình như sau: dầu hỏa rẻ hơn xăng, mặc dù dầu hỏa hấp thu nước và oxygen nhiều hơn xăng một chút, nghĩa là khi lấy Na ra ta thấy 1 lớp oxit mỏng bám quanh Na. Nhưng quan trọng là dầu hỏa bay hơi chậm hơn xăng, khó cháy hơn...
Thân.
Đầu tiên, mình xin cảm ơn tiger đã nhắc mình vụ số liệu và tỷ trọng
Tỷ trong theo như tiger nói và chỗ mình dc biết là ko sai. Tuy nhiên, khi đo tỷ trọng (của kim loại) người ta mặc định là so sánh với nước (mình chưa nghe nói cũng như chưa đọc qua là so với chất khác) nên theo mình nghĩ có thể nói tỷ trọng trong trường hợp này là trùng với khối lượng riêng. Ý kiến của mình là vậy. Xin các bro góp ý thêm. Thân!

Chữ kí cá nhânMethod is a teacher of teachers - Charles-Maurice Talleyrand-Périgord Duc de Bénévent
" Đời người sắc sắc không không
Chi bằng hãy sống hết lòng với nhau ..."


tieulytamhoan vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-17-2008 Mã bài: 23887   #5
chocolatenoir
Moderator

 
Tham gia ngày: Sep 2006
Tuổi: 48
Posts: 396
Thanks: 107
Thanked 205 Times in 118 Posts
Groans: 3
Groaned at 6 Times in 5 Posts
Rep Power: 56 chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice chocolatenoir is just really nice
Default

Tỷ trọng và khối lượgn riêng là hai khái niệm khác nhau
Khối lượng riêng của một vật là khối lượng của một đơn vị thể tích vật đó, tính bằng g/cm3, kg/dm3 (đơn vị SI). Các đơn vị dạng g/ml là outside khỏi SI rồi.

Tỷ trọng của một vật (hay chất) là tỷ số giữa khối lượng riêng của vật (hay chất đó) với khối lượng riêng của nước tại 4oC.

Từ đó ta thấy khối lượng riêng là một đại lượng có đơn vị (thứ nguyên) còn tỷ trọng là đại lượng không có đơn vị (thứ nguyên) tuy giá trị của chúng là bằng (thực tế là xấp xỉ thôi vì khối lượng riêng của nước tại 4oC là khoảng 0,9999750g/cm3)

Nhân đây cũng nói rõ sự khác biệt của khái niệm lít hay mililist với cm3.
1 cm3 hay 1 dm3 là thể tícch trong 1 hình lập phương có các cạnh là 1cm hay 1 dm
1 lít là thể tích của 1kg nước tại 4oC, p=1bar.
1ml = 0,001L

Từ đó ta thấy hai khái niệm 1mL và 1cm3 là khác nhau mặc dù ta thường coi chúng là như nhau.

Chữ kí cá nhânLéna: top 5 events which change my life

chocolatenoir vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Những thành viên sau CẢM ƠN bạn chocolatenoir vì ĐỒNG Ý với ý kiến của bạn:
tieulytamhoan (05-17-2008)
Old 05-17-2008 Mã bài: 23906   #6
chantroimoi
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2008
Tuổi: 37
Posts: 17
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 chantroimoi is on a distinguished road
Default

Bảo quản Na thì có thể bảo quản trong dầu hỏa, ete dầu hoặc xăng. Mình không hiểu ý dầu hỏa trung tính của bạn.
Còn tại sao bảo quản Na trong dầu hỏa, có phải do Na nặng hơn dầu hỏa không? Đúng là Na nặng hơn dầu hỏa như tamhoan đã nói, nhưng chính xác hơn là Na đủ nặng để có thể bảo quản trong dầu hỏa. Với Li kim loại thì Li quá nhẹ nên để trong dầu hỏa thì lập tức bị bắn lên nên không bảo quản được trong chất lỏng mà phải dùng sáp (parafin) hoặc vaselin.
Tại sao bảo quản trong dầu hỏa mà không bảo quản trong xăng hay ete dầu. Có 1 số nguyên nhân theo ý kiến mình như sau: dầu hỏa rẻ hơn xăng, mặc dù dầu hỏa hấp thu nước và oxygen nhiều hơn xăng một chút, nghĩa là khi lấy Na ra ta thấy 1 lớp oxit mỏng bám quanh Na. Nhưng quan trọng là dầu hỏa bay hơi chậm hơn xăng, khó cháy hơn...
Thân.[/QUOTE]

nếu như bạn trả lời được vậy thì khi muốn làm khô vết dầu hỏa thì ta làm như thế nào?
chantroimoi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-17-2008 Mã bài: 23910   #7
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

Thank chantroimoi, một câu hỏi hay!
Khi mình làm phản ứng giữa methanol và sodium kim loại, để tạo thành methoxide và sau đó phản ứng tiếp thì kết quả chạy sắc kí khí (GC) sản phẩm của mình vẫn còn vết của dầu hỏa, mặc dù không nhiều.
Muốn làm khô vết dầu hỏa, theo mục đích mình sử dụng thì sau khi lấy ra khỏi bình đựng mình cho ngay vào petroleum ether, sau đó cho tiếp vào diethyl ether rồi mới cho vào methanol. Việc lấy ra lấy vô như vậy khiến Na tiếp xúc với không khí và chắc chắn bị oxi hóa một phần nhưng đành chấp nhận như vậy nếu muốn loại vết dầu hỏa.
Nếu muốn loại lớp oxit này thì bạn dùng dao cắt bỏ lớp này đi (lớp này mỏng, và cắt như cắt bơ hay sáp vậy). Nếu bạn thấy Na mất màu kim loại (màu sáng bạc) mà chuyển sang xỉn màu hay mờ mờ thì đó là lúc đã bị oxi hóa. Lớp này không hẳn là Na2O mà có thể là NaOH, NaHCO3, Na2CO3, thậm chí Na2S.
Thân

Chữ kí cá nhânKhi mặt trời lặn dần ở cuối chân trời, viên đá cuội nhỏ nhoi có một cái bóng đổ dài và nó thấy mình vĩ đại.

tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-17-2008 Mã bài: 23915   #8
chantroimoi
Thành viên ChemVN

 
Tham gia ngày: May 2008
Tuổi: 37
Posts: 17
Thanks: 0
Thanked 1 Time in 1 Post
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 chantroimoi is on a distinguished road
Default

Trích:
Nguyên văn bởi tigerchem View Post
Thank chantroimoi, một câu hỏi hay!
Khi mình làm phản ứng giữa methanol và sodium kim loại, để tạo thành methoxide và sau đó phản ứng tiếp thì kết quả chạy sắc kí khí (GC) sản phẩm của mình vẫn còn vết của dầu hỏa, mặc dù không nhiều.
Muốn làm khô vết dầu hỏa, theo mục đích mình sử dụng thì sau khi lấy ra khỏi bình đựng mình cho ngay vào petroleum ether, sau đó cho tiếp vào diethyl ether rồi mới cho vào methanol. Việc lấy ra lấy vô như vậy khiến Na tiếp xúc với không khí và chắc chắn bị oxi hóa một phần nhưng đành chấp nhận như vậy nếu muốn loại vết dầu hỏa.
Nếu muốn loại lớp oxit này thì bạn dùng dao cắt bỏ lớp này đi (lớp này mỏng, và cắt như cắt bơ hay sáp vậy). Nếu bạn thấy Na mất màu kim loại (màu sáng bạc) mà chuyển sang xỉn màu hay mờ mờ thì đó là lúc đã bị oxi hóa. Lớp này không hẳn là Na2O mà có thể là NaOH, NaHCO3, Na2CO3, thậm chí Na2S.
Thân
mình không hiểu một số chỗ của bạn:chạy sắc kí khí,petroleum ether,diethyl ether là gì vậy?
tại sao khi lấy ra phải cho ngay vào petroleum ether rồi cho tiếp vào diethyl ether?
bạn giải đáp giùm mình
chantroimoi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-17-2008 Mã bài: 23921   #9
tigerchem
Moderator
 
tigerchem's Avatar

Chem Is Try
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Posts: 640
Thanks: 133
Thanked 424 Times in 217 Posts
Groans: 1
Groaned at 8 Times in 7 Posts
Rep Power: 79 tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all tigerchem is a name known to all
Default

chạy sắc kí khí là 1 phương pháp giúp xác định hỗn hợp của bạn có bao nhiêu chất (sắc là màu sắc, kí là ghi lại, nôm na là giống như khi bạn thực tập hữu cơ 1, cho dịch lá cây vào cột alumino, có 2 màu là xanh của chlorophyll và vàng của beta caroten, bạn ghi nhận có 2 màu sắc nên phán đoán có 2 chất, do độ phân cực của 2 chất khác nhau nên thời gian trên cột khác nhau (tương tác với chất hấp phụ khác nhau), nghĩa là có chất ra trước, có chất ra sau, bạn đã tách được hỗn hợp đó). Còn sắc kí khí là do chất của bạn dễ bay hơi nên ta hóa hơi nó trong buồng rồi cho qua cột sắc kí, thấy có bao nhiêu mũi trên sắc kí đồ thì nghĩa là có bấy nhiêu chất.
(hic, kiến thức mình kém quá nên giải thích phần này hy vọng bạn hiểu)
petroleum ether là ete dầu, gồm các hydrocarbon khoảng 5-6 C, nhiệt độ sôi khoảng 60-90oC, nó là 1 dung môi khá phổ biến trong PTN, có thể hiểu nó là xăng cũng được.
Diethyl ether là C2H5OC2H5, cũng là 1 loại dung môi.
Ý tưởng của mình như thế này: cho natri vào dung dịch bảo quản tương tự như dầu hỏa (ở đây là xăng hay ete dầu nhưng dễ bay hơi hơn nhằm mục đích rửa sạch lớp dầu bám, bây giờ chỉ còn ete dầu bám trên natri thôi) sau đó cho vào dung môi dễ bay hơi hơn nữa, ở đây là diethyl ether, sau đó lấy ra thì ether lập tức bay hơi, ta có natri không còn dầu hỏa mà ít dung môi bám vào.
Thân

Chữ kí cá nhânKhi mặt trời lặn dần ở cuối chân trời, viên đá cuội nhỏ nhoi có một cái bóng đổ dài và nó thấy mình vĩ đại.

tigerchem vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 06-12-2008 Mã bài: 25172   #10
nothjngperfect
Thành viên ChemVN

newbie
 
Tham gia ngày: Jun 2008
Location: Lấp Vò Đồng Tháp
Tuổi: 32
Posts: 5
Thanks: 5
Thanked 0 Times in 0 Posts
Groans: 0
Groaned at 0 Times in 0 Posts
Rep Power: 0 nothjngperfect is an unknown quantity at this point
Send a message via Yahoo to nothjngperfect
Default

trong dầu vẫn có thể có nồng độ H+; nếu như dầu không trung tính thì Na sẽ khử H+ trong dầu, theo em nghĩ chắc là như zi. (thực tế là vẫn có máy đo nồng độ acid-baz của dầu nên em chắc là vẫn có dầu không trung tính). Thân!
nothjngperfect vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
  Gởi Ðề Tài Mới Trả lời


Ðang đọc: 1 (0 thành viên và 1 khách)
 

Quyền Hạn Của Bạn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts
vB code đang Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở

Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:44 AM.